Những nghiên cứu gần đây đã khám phá ra rằng quần thể vi khuẩn của người bệnh tự kỷ khác biệt đáng kể so với những nhóm người được kiểm soát. GS. Sarkis Mazmanian của Viện Công nghệ California (CIT) đã chú ý tới một số loài vi khuẩn phổ biến được biết đến dưới cái tên Bacteroides fragilis đã được tìm thấy ở một số ít trẻ em mắc bệnh tự kỷ. Nghiên cứu đã xác định ra một sợi dây liên kết khả thi: một chất hóa học được gọi là 4-ethylphenylsulphate (4EPS) đã được sản sinh bởi vi khuẩn đường ruột. Những con chuột có các triệu chứng như bệnh tự kỷ có lượng huyết chứa 4EPS cao hơn 40 lần so với những con chuột khác. Từ nghiên cứu này, GS. Mazmanian cho rằng, việc điều chỉnh vi khuẩn đường ruột có thể là một cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh tự kỷ, ít nhất là hiệu quả ở một số bệnh nhân.
Các nhà khoa học cũng thu thập bằng chứng cho thấy rằng, vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến lo âu và trầm cảm. TS. Stephen Collins, một nhà nghiên cứu về hệ tiêu hóa, công tác tại Đại học McMaster (Hamilton, Ontario, Canada) đã khám phá ra rằng, các chủng của 2 vi khuẩn là Lactobacillus và Bifidobacterium đã làm giảm hành vi lo âu ở chuột. Con người cũng mang các chủng của 2 vi khuẩn này trong đường ruột của mình. Trong một nghiên cứu, TS. Collins và các đồng nghiệp đã tiến hành thu thập vi khuẩn ruột từ dòng chuột dễ bị lo lắng và đem cấy ghép những con vi khuẩn này vào một chủng khác để làm cân bằng. Kết quả, các con chuột từ bình lặng đã trở nên lo âu hơn.
Văn Chương (Theo TAL, 6/2015)