Hà Nội

Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực Y Dược học cổ truyền

27-02-2023 19:11 | Y tế

SKĐS - Năm qua, các thầy, cô giáo, người lao động của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã kịp thời khắc phục những khó khăn, ảnh hưởng đến công tác đào tạo do đại dịch COVID-19 để hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng...

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: 'Hơn lúc nào hết, lúc này ngành y tế rất cần sự chia sẻ...'Bộ trưởng Đào Hồng Lan: "Hơn lúc nào hết, lúc này ngành y tế rất cần sự chia sẻ..."

SKĐS - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ: "Là người đứng đầu ngành y tế, thời gian qua tôi phần nào thấu hiểu những vất vả, hy sinh của đội ngũ thầy thuốc ngày đêm hết lòng vì người bệnh. Hơn lúc nào hết, lúc này ngành y tế rất cần sự chia sẻ của các cấp, các ngành và đồng cảm của nhân dân..."

Ngày 27/2, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2022).

Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã đọc lại bức thư Bác Hồ gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27 tháng 2 năm 1955 đến toàn thể các thầy cô giáo, người lao động và y bác sĩ đang công tác tại đây, đồng thời điểm lại một số thành tựu của Học viện nói chung, Bệnh viện Tuệ Tĩnh trong thời gian qua.

Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực Y Dược học cổ truyền - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Quốc Huy – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam của Học viện - Ảnh: Vân Anh

"Thời gian qua, cán bộ, giảng viên của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã đồng hành với ngành y tế tham gia trực tiếp, gián tiếp trong công tác phòng chống dịch tại các địa phương như: Bắc Giang, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Đồng thời vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo những thầy thuốc tương lai"- PGS.TS Nguyễn Quốc Huy nói. 

Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cũng thông tin thêm: Học viện đã kịp thời khắc phục nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 để lại như tổ chức bù giảng, bù thi, năm 2022, nhiều bộ môn phải tăng giờ giảng gấp nhiều lần để kịp thời cho sinh viên hoàn thành theo lịch của các khoá. Đó là sự cố gắng rất cao của toàn thể cán bộ, viên chức, giảng viên và người lao động của Học viện.

Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực Y Dược học cổ truyền - Ảnh 3.

Các thầy cô giáo và y bác sĩ của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam dự lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam Ảnh: Vân Anh

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, năm qua, các thầy, cô giáo của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng như chuẩn bị về chuyên môn để được Bộ Y tế giao 2 nhiệm vụ đào tạo 2 mã ngành chuyên khoa I, gồm: châm cứu và Dược liệu - Dược học cổ truyền. Hiện, Học viện có 7 mã ngành đào tạo sau đại học. Đây là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu về đào tạo y dược học cổ truyền kết hợp y dược học hiện đại.

Học viện cũng tự đánh giá theo đúng kế hoạch kiểm định theo yêu cầu của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Cùng đó các đơn vị trong Học viện đã triển khai nhiều hoạt động để nâng cao chất lượng đào tạo như: làm việc thường xuyên với các cơ sở thực hành để tổ chức tốt, có chất lượng các hoạt động giảng dạy, thực hành. Đồng thời, tổ chức các hội thảo toàn quốc để rà soát, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo đại học và sau đại học…

Cũng tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy thông tin, Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã từng bước khắc phục khó khăn, ổn định, đoàn kết để vượt qua khó khăn, bảo đảm cơ bản đời sống viên chức, người lao động; đồng thời từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.

"Lãnh đạo Học viện tin tưởng với năng lực, trách nhiệm và sự nhiệt huyết, các thầy cô, thầy thuốc của Học viện nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và kế hoạch năm học 2022-2023, đáp ứng sự tin tưởng của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đạo tạo, sinh viên, học viên, bệnh nhân và người dân"- PGS.TS Nguyễn Quốc Huy nói.

Xúc động câu chuyện các gia đình trong hành trình cùng con 'chiến đấu' với bệnh hiếmXúc động câu chuyện các gia đình trong hành trình cùng con "chiến đấu" với bệnh hiếm

SKĐS - Bệnh hiếm vốn được gọi là bệnh "mồ côi", đây là các bệnh có tỷ lệ mắc thấp trong cộng đồng nhưng lại là thách thức lớn về mặt tiếp cận chẩn đoán và điều trị vì có tới 80% các bệnh hiếm là bệnh di truyền, tức là biểu hiện bệnh suốt đời mặc dù các triệu chứng có thể không xuất hiện ngay.

Thái Bình
Ý kiến của bạn