Hà Nội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Sửa đổi Luật Đất đai phải cố gắng gấp bội mới đáp ứng yêu cầu

22-09-2022 10:09 | Thời sự
google news

SKĐS - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Đất đai phải có sự cố gắng gấp bội mới đáp ứng yêu cầu. Đây là luật khó nhưng không có nghĩa không hoàn thành.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng BCĐ tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi)Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng BCĐ tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi)

SKĐS - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 857/QĐ-TTg kiện toàn Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Luật Đất đai 2013 bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế

Tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, UBTVQH xem xét, cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. 

Luật Đất đai (sửa đổi) là 1 trong 4 dự án Luật được UBTVQH xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Sửa đổi Luật Đất đai phải cố gắng gấp bội mới đáp ứng yêu cầu - Ảnh 2.

Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022 của UBTVQH.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, các nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013. Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng thời hạn gửi hồ sơ dự án để thẩm tra vẫn chưa bảo đảm theo quy định, ảnh hưởng đến công tác thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội. Đồng thời, đề nghị tiếp tục hoàn thiện hồ sơ tài liệu dự án Luật để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Sửa đổi Luật Đất đai phải cố gắng gấp bội mới đáp ứng yêu cầu - Ảnh 3.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Về kết cấu dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát bố cục của dự thảo Luật để bảo đảm tính lô-gíc, hệ thống của các quy định. Bên cạnh đó, qua rà soát sơ bộ cho thấy có khoảng hơn 80/240 điều có nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết. Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát các nội dung này để luật hóa tối đa các vấn đề có thể quy định ngay trong Luật.

Phát biểu điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau gần 8 năm tổ chức thi hành, Luật Đất đai năm 2013 đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đất đai đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

Tuy nhiên, Luật cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, hiệu quả sử dụng đất, tài chính đất đai. Vi phạm về đất đai còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc nghiêm trọng, phải xử lý hình sự, chưa đảm bảo hài hòa quyền lợi của người dân bị thu hồi đất, nguồn lực đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ. Vì vậy, Chính phủ đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện và đề nghị sửa đổi Luật với 11 nhóm chính sách lớn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Sửa đổi Luật Đất đai phải cố gắng gấp bội mới đáp ứng yêu cầu - Ảnh 5.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Đây là dự án Luật khá phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, là nhiệm vụ lập pháp quan trọng của nhiệm kỳ. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến về các vấn đề trong dự án Luật như: sự cần thiết sửa đổi Luật Đất đai; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; các quy định về áp dụng pháp luật; người sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đất chưa được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: thu hồi đất, trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…

Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ, dự án luật của Chính phủ, nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường – với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo; đồng thời đánh giá báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tương đối kỹ lưỡng. Thống nhất với sự cần thiết sửa đổi Luật Đất đai, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ đây là nội dung được người dân, xã hội mong đợi.

Phát biểu gợi ý một số nội dung thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của công tác pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Sửa đổi Luật Đất đai phải cố gắng gấp bội mới đáp ứng yêu cầu - Ảnh 6.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi ý một số nội dung thảo luận.

Kết quả cuối cùng của quá trình xây dựng, thông qua Luật Đất đai là ví dụ sinh động nhất để đánh giá năng lực xây dựng pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, các tổ chức, cơ quan hữu quan, đánh giá năng lực thể chế hóa chủ trương của Đảng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước; đánh giá năng lực kiến tạo phát triển; năng lực tháo gỡ vướng mắc khó khăn trước đây và không phát sinh khó khăn, vướng mắc mới; năng lực thể hiện tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật; cũng là ví dụ sinh động nhất thể hiện chúng ta thực hiện tốt chủ trương của Trung ương, Đảng trong việc chống tiêu cực, cài cắm lợi ích trong công tác xây dựng pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Đất đai phải có sự cố gắng gấp bội mới đáp ứng yêu cầu. Đây là lần đầu thảo luận nhưng đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra chuẩn bị công phu, đây là luật khó nhưng không có nghĩa không hoàn thành.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, trong quá trình sửa đổi luật, phải bám sát chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022, từ chủ trương đó thể chế hóa bằng quy phạm pháp luật, chứ không nhắc lại tinh thần và lời văn của Nghị quyết. Qua ý kiến thẩm tra sơ bộ, vẫn còn một số chủ trương lớn tiếp tục cần thể chế hóa.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện thêm chủng mới, bác sĩ khuyến cáo điều gì.


Lê Bảo
Ý kiến của bạn