Bà Huỳnh Thị Như Hoa, phường Xuân Hòa, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng, chủ tàu cá ĐNa 90152 TS bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngay trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam ngày 26/5 trả lời phỏng vấn của phóng viên.
Khi tàu Trung Quốc vô cớ đâm chìm tàu ĐNa 90152 TS trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, bà cảm nhận về việc này như thế nào?
Tàu ĐNa 90152 TS đã được đưa vào bờ
Cho đến giờ, nhiều ngày sau cú đâm chí mạng của tàu Trung Quốc, chúng tôi vẫn chưa hết kinh hoàng. Lúc đó khoảng 16 giờ ngày 26/5, tàu ĐNa 90152 TS của chúng tôi và tàu ĐNa 90508 do các anh Đặng Văn Nhân và Nguyễn Đình Sinh (cùng quận Thanh Khê) làm thuyền trưởng đang đánh bắt theo tổ đội cách giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khoảng 17 hải lý về hướng Nam - Tây Nam, thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Bất ngờ, 2 tàu vỏ sắt của Trung Quốc xuất hiện, truy đuổi chúng tôi. Chúng áp sát tàu ĐNa 90508 do anh Sinh điều khiển. Anh Sinh cho tàu tăng tốc tránh được cú đâm va kinh hoàng của tàu sắt Trung Quốc và chạy thoát khỏi vòng vây tàu Trung Quốc...
Ngay sau đó, hàng loạt tàu Trung Quốc xuất hiện bao quanh, chặn đầu, chặn đuôi tàu ĐNa 90152 TS. Bị kẹp chặt, tàu chúng tôi không kịp lách tránh thì bất ngờ một chiếc tàu Trung Quốc lao đến đâm thẳng vào giữa tàu ĐNa 90152 TS khiến tàu bị vỡ toác mạn và chìm ngay sau đó, toàn bộ 10 ngư dân trên tàu không kịp trở tay.
Không những thế, sau khi đâm, người trên tàu Trung Quốc cho tàu chạy đến cán ngang lên tàu ĐNa 90152 TS với mục đích cán chết ngư dân mắc lại trong tàu, sau đó mới chịu rời đi.
Tàu Trung Quốc khi thực hiện đâm, va tàu cá Việt Nam là có chủ mưu và rất ác ý. Khi tàu bị đâm chìm, cả 10 anh em trên tàu ĐNa 90152 TS đều rơi xuống biển, thậm chí thuyền viên Nguyễn Huỳnh Bá Biên và một phụ bếp đang nấu ăn bị mắc kẹt lại trong ca-bin tàu, nhưng nhờ trời còn sáng do vậy anh em lặn đập cửa kính tìm được đường thoát thân ra ngoài nên đã bị kính cắt bị thương khắp người…
Rất may, sau khi thoát khỏi vòng vây của tàu Trung Quốc, anh Sinh điều khiển tàu ĐNa 90508 quay trở lại kịp thời cứu 10 anh em của chúng tôi bị tàu cá Trung Quốc đâm văng xuống biển lên tàu an toàn.
Chuyện tàu Trung Quốc chèn ép, xua đuổi, uy hiếp tàu cá Việt Nam đã tồn tại từ nhiều năm nay. Ngư dân chúng ta ra đánh bắt hải sản tại ngư trường này thường rất lo lắng vì tàu Trung Quốc luôn rình rập, xuất hiện bất ngờ, đi thành tốp nhiều tàu vỏ sắt có công suất lớn, sẵn sàng tấn công các tàu cá của ngư dân ta.
Nhưng gần đây, các tàu Trung Quốc rất hung hãn và vô nhân đạo. Tàu Trung Quốc liên tục truy đuổi, đánh người, cướp của trên các tàu cá của ngư dân Việt Nam. Chúng dùng những “chiêu trò” hết sức vô nhân đạo như khi áp sát tàu cá của ngư dân Việt Nam, tàu Trung Quốc thường dùng những chai lọ thủy tinh, những vật dụng dễ gây sát thương để ném vào tàu cá Việt Nam làm vỡ cửa kính, hư hại đồ dùng, vật dụng, thậm chí gây sát thương ngư dân. Tàu Trung Quốc thường đi từng tốp từ 2 tàu trở lên nên khi áp sát thì tàu cá Việt Nam khó mà thoát được.
Có thể nói, đây là những hành động hết sức nguy hiểm, hiếu chiến và có chủ đích của đối phương. Hầu hết các tàu của Trung Quốc dùng để tấn công tàu cá Việt Nam là tàu vỏ sắt, công suất lớn nên khi bất ngờ áp sát khiến ngư dân trên tàu cá Việt Nam trở tay không kịp. Họ có cả tàu hộ tống đi cùng, thường xuyên đe dọa, xua đuổi, phá hoại tài sản, cản trở hoạt động hợp pháp của ngư dân ta trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Sau những chuyện rủi ro xảy ra đối với gia đình cũng như những ngư dân lao động trên tàu cá ĐNa 90152 TS, bà có dự định tiếp tục vươn khơi, bám biển?
Điều trước tiên là cần hành động để có tiếng nói bảo vệ ngư dân. Đó là cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan quốc tế để lên án những âm mưu thâm độc của Trung Quốc về chủ mưu muốn bá quyền trên Biển Đông. Chúng tôi là những người làm nghề chân chính ngay trên lãnh hải của Việt Nam, không gây hại đến ai, thế nhưng tàu Trung Quốc hành xử như vậy là đi ngược lại với hòa bình, ngược lại với những văn hóa văn minh của nhân loại.
Sau khi tàu chúng tôi bị tàu Trung Quốc đâm chìm, gia đình rất mong nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước để sắm lại tàu mới, tiếp tục cùng các ngư dân vươn khơi bám biển, tạo việc làm cho người lao động. Bởi con tàu là phương tiện kiếm cơm của hàng chục gia đình, những ngư dân lao động trên tàu là những lao động chính trong gia đình.
Tàu bị hư hại nằm bờ cũng đồng nghĩa với việc các ngư dân không có việc làm, ảnh hưởng đến chén cơm, manh áo của nhiều gia đình, con cái các ngư dân lao động trên tàu…
Khi có đủ tài chính để sắm lại được tàu mới, chúng tôi tiếp tục hành nghề của mình, vừa để kiếm sống, vừa bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Bởi việc bảo vệ này không riêng gì cho đời mình, mà bảo vệ cho cả đời con cháu, để các thế hệ mai sau còn làm nghề trên ngư trường truyền thống, lãnh hải của Tổ quốc, không để Trung Quốc ngày càng tấn tới.
Nếu nản chí bỏ nghề, bỏ biển thì đồng nghĩa với việc con cháu đời sau không có biển, không còn ngư trường lấy gì để kiếm sống…
Để giúp bạn bè quốc tế cũng như các cơ quan hữu quan của Việt Nam hoàn thiện những hồ sơ pháp lý kiện Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng cung cấp những hồ sơ liên quan đến con tàu, cũng như vật chứng xác tàu… để có cơ sở kiện Trung Quốc.
Vợ chồng chúng tôi thống nhất và đã chính thức ủy quyền cho Hội Nghề cá Đà Nẵng tiến hành các thủ tục khởi kiện, đòi bồi thường.
- Vụ giàn khoan HD981:Không dễ dàng…bẻ một bó đũa
- Dư luận thế giới về vụ dàn khoan HD981
- Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981
- Giàn khoan 981 đã khoan xuống đáy biển Việt Nam chưa?
- Triệu hồi Tổng lãnh sự Trung Quốc để phản đối việc đặt giàn khoan 981
- Nỗi tủi hổ của giàn khoan HD 981
- Cận cảnh tàu tuần tra lớn nhất Việt Nam điều ra giàn khoan
- Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan HD 981
- Cảnh sát biển điều tàu tuần tra lớn nhất ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
- Hai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trong vụ đặt giàn khoan HD-981
- Trung Quốc tăng phạm vi cấm quanh vị trí đặt giàn khoan 981
- Trung Quốc "cảnh báo" bình luận của Mỹ về biển Đông
- Chào cờ xếp hình Tổ quốc hướng về Biển Đông
- Báo chí thế giới lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
- ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông
- "Biển Đông căng thẳng, ASEAN cần đoàn kết và có phản ứng chung"
- Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại tình hình ở Biển Đông
- "Trung Quốc đang biến Biển Đông thành nồi nước sôi”
- Nga tuyên bố không khoan dầu cùng Trung Quốc
- Cư dân mạng Trung Quốc phê phán cách hành xử của chính quyền Bắc Kinh
- Người tiêu dùng và tiểu thương tẩy chay, ngừng bán hàng Trung Quốc
- Lộ diện nhóm hacker Trung Quốc
- Người lao động Bình Dương xuống đường phản đối Trung Quốc