Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa đã được lịch sử chứng minh

16-06-2014 21:35 | Quốc tế
google news

SKĐS - Tại buổi họp báo quốc tế chiều 16/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục công bố những bằng chứng về những hành động ngang ngược của Trung Quốc, bác bỏ những thông tin bịa đặt của Trung Quốc, đồng thời khẳng định chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Hoàng Sa.

Tại buổi họp báo quốc tế chiều 16/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục công bố những bằng chứng về những hành động ngang ngược của Trung Quốc, bác bỏ những thông tin bịa đặt của Trung Quốc, đồng thời khẳng định chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Hoàng Sa.

Tham dự buổi họp báo có ông Lê Hải Bình, quyền Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam; đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam; ông Nguyễn Quốc Thập, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư.

Bác bỏ những thông tin và hành động sai lệch của Trung Quốc

Dẫn chứng một loạt những hành động không song hành với thực tế của Trung Quốc trong thời gian qua kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia khẳng định: “Việt Nam kiên quyết bác bỏ lập luận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa. Các tư liệu lịch sử của Trung Quốc diễn giải tùy tiện, là tài liệu của cá nhân không có cơ sở, mô tả thiếu nhất quán”.

Những hành động đâm chìm tàu cá Việt Nam, chủ động va đâm vào các tàu Việt Nam không chỉ vô nhân đạo mà còn vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã ngang nhiên bóp méo sự thật, vu cáo các tàu Việt Nam đâm va tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần mặc dù Trung Quốc không đưa ra bất cứ bằng chứng nào chứng thực điều này. Trong khi đó nhiều trong số những nhà báo có mặt tại cuộc họp báo hôm nay đã đích thân ra thực địa, chứng kiến những hành vi manh động của Trung Quốc. Và rất nhiều những bài báo trong nước và quốc tế đã đưa thông tin đến bạn đọc trong nước và dư luận quốc tế.

Đáp trả lại những thiện chí của Việt Nam, đã yêu cầu Trung Quốc đàm phán, ổn định tình hình trên cơ sở luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn từ chối đàm phán. Về những cáo buộc của Trung Quốc rằng Việt Nam sử dụng người nhái, thả chướng ngại vật, lưới đánh cá xuống biển để gây ảnh hưởng với tàu Trung Quốc mà Trung Quốc trục vớt và cho đây là bằng chứng là hoàn toàn sai với sự thật. Bởi các ngư dân của Việt Nam khi đánh bắt cá đã bị tàu Trung Quốc đâm, phun nước, buộc họ phải bỏ lưới, chạy, các vật trôi nổi cũng là những mảnh vỡ từ tàu Việt Nam do Trung Quốc đâm bị rơi xuống biển. Ngang nhiên hơn những vật chứng mà Trung Quốc loan báo chính là những đồ vật các tàu Trung Quốc “cướp được” từ các ngư dân Việt Nam.

Yêu sách mơ hồ

Yêu sách chủ quyền với Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, ông Hải khẳng định, các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử. Mặc dù Trung Quốc đã đưa những tư liệu lịch sử nhưng các tư liệu này đều là của cá nhân, không phải của nhà nước phong kiến Trung Quốc, không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác. Theo quy định của luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia chỉ có thể thiết lập chủ quyền thông qua các hành động thực thi chủ quyền mang danh nghĩa nhà nước.

Ông Ngô Ngọc Thu , Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam.

Ông Ngô Ngọc Thu , Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam.

Lịch sử ghi nhận, năm 1898, sau vụ tàu ngư dân bị đắm ở Hoàng Sa, Phó vương Trung Quốc cho rằng đảo Hoàng Sa là bỏ rơi không thuộc Trung Quốc. Các hòn đảo này không thuộc châu nào của Hải Nam, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm hòn đảo này nên không chịu trách nhiệm vụ ngư dân Trung Quốc cướp tài sản

Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai bằng chứng xác thực cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Ít nhất từ thế kỷ 17, các triều đại nhà Nguyễn đã tổ chức các hoạt động khai thác sản vật trên các quần đảo, tổ chức đo đạc hải trình và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều đã được ghi nhận trong các văn bản chính thức do các triều đình phong kiến Việt Nam ban hành là các châu bản hiện đang được lưu giữ tại Việt Nam.

Sau khi Pháp ký hiệp định bảo hộ năm 1874 và 1884 với triều đình phong kiến Việt Nam, Pháp đã thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thu chủ quyền đối với Hoàng Sa và tuyên bố phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc. Pháp đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa như xây dựng và vận hành đèn biển, trạm khí tượng, thiết lập đơn vị hành chính và sáp nhập vào Trung kỳ, cấp phép giấy khai sinh cho công dân Việt Nam sinh ra tại Hoàng Sa.

Năm 1909, Đô đốc Quảng Đông Lý Chuẩn tiến hành hành động thám hiểm và thăm dò Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa đã được các triều đình phong kiến VN thiết lập vững chắc và được Pháp thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi hữu hiệu. Pháp đã thay mặt VN phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc và nêu rõ chủ quyền của Hoàng Sa đã được nhà nước An Nam xác lập từ năm 1816.

Về các hội nghị quốc tế không giao Hoàng Sa cho Trung Quốc, ông Hải cho hay, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải từ bỏ tất cả các lãnh thổ đã chiếm đóng bằng vũ lực trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Các Tuyên bố Cairo năm 1943, Postdam năm 1945 và Hiệp định San Francisco năm 1951 đã liệt kê tất cả các vùng lãnh thổ Nhật Bản phải hoàn trả cho Trung Quốc nhưng không bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa.

Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tham gia quá trình thảo luận ra Tuyên bố Cairo và Postdam mà không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa. Tại Hội nghị San Francisco, đề nghị về việc điều chỉnh dự thảo Hiệp định để ghi nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc đã bị bác bỏ bởi đa số 46 phiếu chống/51 phiếu. Trong khi đó, phát biểu của ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng, Trưởng phái đoàn quốc gia hính quyền Tưởng Giới Thạch lợi dụng bối cảnh chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đã xâm nhập trái phép đảo Phú Lâm. Năm 1947, Pháp đã ra tuyên bố phản đối sự xâm nhập này, yêu cầu hai bên tiến hành đàm phán và giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế nhưng chính quyền Trung Hoa Dân quốc đã từ chối. Chính quyền Tưởng sau đó đã rút khỏi Phú Lâm.

Tất cả những bằng chứng lịch sử và pháp lý trong suốt một thời gian dài đều chứng tỏ Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đưa Trung Quốc một lần nữa xâm phạm trái phép quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây sự phẫn nộ không chỉ người dân Việt Nam mà còn cả dư luận quốc tế.

Hải Yến

Giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
Xung quanh việc TQ hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam
(cập nhật liên tục)
Diễn biến

 


Ý kiến của bạn