Chú lợn rừng gan dạ

07-08-2011 08:26 | Thời sự
google news

Có con lợn rừng đang đi ăn đêm trong rừng thì bị mắc bẫy. Một chân sau của nó bị vòng bẫy treo lơ lửng khỏi mặt đất, nhưng càng giẫy giụa thì vòng bẫy càng thắt chặt vào.

Có con lợn rừng đang đi ăn đêm trong rừng thì bị mắc bẫy. Một chân sau của nó bị vòng bẫy treo lơ lửng khỏi mặt đất, nhưng càng giẫy giụa thì vòng bẫy càng thắt chặt vào.

Trời đang sáng dần, lợn rừng cảm nhận rõ cái chết đang đến gần với sự đau đớn tột cùng khi bị đem chọc tiết và xẻ thịt.

Bỗng nhiên, lợn rừng quay ngoắt đầu lại cắn đứt cái chân sau của nó đang vướng trong bẫy, rồi tập tễnh bước nhanh vào rừng. Một con thỏ thấy lợn rừng bị cụt chân, bèn hỏi đầu đuôi câu chuyện. Nghe chuyện, thỏ hết lời khen lợn rừng thật gan dạ.

Lợn rừng đáp: - Có gan góc gì đâu, chẳng qua ở lại đó thì chết, thà mất một chân mà được trả lại với rừng có phải hơn không?

Lời bàn:

Thái độ quyết đoán của chú lợn rừng đã là rất đáng nể, đáng nể hơn nữa là thái độ đối diện thực tế sau một sự đau đớn và mất mát lớn (cụt mất một chân).

Hầu như ai cũng có thể dễ dàng hiểu rằng thà mất một chân còn hơn là chết, song khi nghịch cảnh xảy ra với chính mình, việc chấp nhận được sự mất mát không hề đơn giản. Vết thương về tâm lý nhiều khi còn tàn phá ghê gớm hơn là vết thương thể xác.

Cũng như có một kẻ xấu nào đó bắn vào ta một mũi tên thì ta đau nhức lắm, nhưng liền ngay sau đó lại có một mũi tên khác bay tới và cắm vào đúng vị trí của mũi tên thứ nhất thì cái đau nhức kia tăng lên gấp nhiều lần. Mũi tên thứ hai mới đem tới khổ lụy thật sự. Mũi tên thứ hai chính là trí tưởng tượng phong phú của ta, ta thường dựng lên trong tâm tưởng những hình ảnh vô cùng bi đát về hoàn cảnh của mình. Đó là một loại tâm bệnh khá nặng.

Thiền là một phương pháp diệt trừ vọng tưởng, giúp ta quay về điều chỉnh lại nhận thức, phát triển khả năng đối diện với nghịch cảnh. Thực hành thiền, ta sẽ thấy hoàn cảnh bất như ý chưa hẳn là nguyên nhân gây ra khổ đau, mà chính cách nhìn nhận và khả năng tiếp nhận hoàn cảnh mới quyết định cho khổ đau có mặt hay có mặt ở cung bậc nào.

      Hải Bằng


Ý kiến của bạn