Khi con gái vào tuổi dậy thì, ngoài việc e dè về sự đột ngột xuất hiện những thứ đáng ghét (ngực to, “viô lông” xuất hiện ở vùng kín...) thì những thắc mắc, những băn khoăn khó hiểu như tại sao lại có kinh, chu kỳ của nó ra sao và làm thế nào để canh chừng ngày trứng rụng nhằm tránh những điều phiền toái sau này khi đã đi quá giới hạn yêu (quan hệ tình dục) với bạn trai... luôn thường trực trong suy nghĩ của các bạn. Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hormon sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. “Đèn đỏ” là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Nó cũng là dấu hiệu báo hiệu phụ nữ không có thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi 2 trứng, có thể dẫn đến hình thành 2 hợp tử và sinh đôi) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng). Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung, bao phủ bề mặt tử cung, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa. Sau khi phóng noãn, nội mạc này thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu.
Nhiều chị em băn khoăn không biết cách tính ngày rụng trứng như thế nào, theo lời khuyên của Hiệp hội Thai sản Mỹ thì: Một chu kỳ kinh được đo từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Một chu kỳ kinh điển hình kéo dài 28-32 ngày, nhưng có thể ngắn hoặc dài hơn. Xác định ngày rụng trứng bằng cách tính thời điểm giữa của chu kỳ, thông thường rơi vào giữa ngày thứ 11 và 21. Ngày rụng trứng có thể là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.