Chồng ‘nồng nặc’ mùi bia rượu vẫn lái xe bất chấp vợ khuyên can

11-01-2025 07:13 | Xã hội

SKĐS - Một số trường hợp vi phạm nồng độ cồn cố 'nài nỉ' giảm mức phạt nhưng lực lượng CSGT vẫn áp dụng đúng Nghị định 168 để xử lý.

Cách "trị" tài xế vi phạm nồng độ cồn rồi nói do ăn hoa quảCách 'trị' tài xế vi phạm nồng độ cồn rồi nói do ăn hoa quả

SKĐS - Sau khi bị kiểm tra và phát hiện vi phạm nồng độ cồn, 1 số tài xế chối bỏ bằng cách viện lý do vừa ăn hoa quả, uống nước ngọt,... nhưng vẫn bị lực lượng CSGT vạch trần.

Video CSGT Hà Nội xử lý vi phạm nồng độ cồn tối 10/1:

Tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 168.

Vào tối ngày 10/1, 1 tổ công tác thuộc Đội CSGT đường bộ số 10 (Phòng CSGT - Công an thành phố Hà Nội) đã tiến hành kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên tuyến Quốc lộ 21C (đường trục phía Nam của Thủ đô).

Theo đó, trong khoảng thời gian từ 19h đến 22h, tổ công tác đã thực hiện kiểm tra hàng trăm phương tiện (bao gồm cả ô tô và xe máy) di chuyển theo hướng từ ngoại thành vào trung tâm thành phố, qua đó cũng phát hiện 1 số trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đáng chú ý nhất trong số các trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị phát hiện và xử lý tối ngày 10/1 có tài xế T.M.H. (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) điều khiển phương tiện biển kiểm soát 29 - BH 099.xx.

Cụ thể, ngay khi tài xế H. được lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, người này đã bị vợ mình ngồi phía sau trách mắng "để em lái cho mà không nghe, cứ đòi lái...". Được biết, 2 vợ chồng anh H. vừa đi ăn cỗ về, trên xe vẫn còn treo 3 túi đồ ăn mang về làm quà.

Tài xế H. sau đó được xác định vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,037 miligam/1 lít khí thở (vi phạm mức 1, đây cũng là hành vi vi phạm nồng độ cồn giữ nguyên mức xử phạt chứ không tăng nặng như mức 2 và mức 3).

Không như anh T.M.H., một số tài xế sau khi biết bản thân vi phạm nồng độ cồn ở mức 2 hoặc mức 3 đã ngay lập tức 'nài nỉ' lực lượng chức năng nhẹ tay, giảm mức xử phạt xuống 1 nửa vì với họ mức phạt mới là quá lớn. Tuy nhiên, tổ công tác vẫn kiên quyết xử phạt theo đúng Nghị định 168, đồng thời giải thích, khuyên nhủ để người vi phạm hiểu và chấp hành.

Hình ảnh CSGT Hà Nội xử lý vi phạm nồng độ cồn tối 10/1:

Chồng ‘nồng nặc’ mùi bia rượu vẫn lái xe bất chấp vợ khuyên can- Ảnh 2.

Tổ công tác thuộc Đội CSGT số 10 thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn tối 10/1 tại đường trục phía Nam thành phố Hà Nội (đoạn đi qua Cự Khê, Thanh Oai).

Chồng ‘nồng nặc’ mùi bia rượu vẫn lái xe bất chấp vợ khuyên can- Ảnh 3.

Việc kiểm tra nồng độ cồn áp dụng với cả tài xế ô tô và xe máy.

Chồng ‘nồng nặc’ mùi bia rượu vẫn lái xe bất chấp vợ khuyên can- Ảnh 4.

Một tài xế vi phạm nồng độ cồn, phương tiện của người này sau đó được niêm phong, tạm giữ và phải gọi điện thoại nhờ bạn đến đón về.

Chồng ‘nồng nặc’ mùi bia rượu vẫn lái xe bất chấp vợ khuyên can- Ảnh 5.

Một cặp vợ chồng nảy ra 1 số tranh cãi tại khu vực kiểm soát của lực lượng chức năng do người vợ đã khuyên can chồng không lái xe khi đã uống rượu bia nhưng chồng không nghe.

Chồng ‘nồng nặc’ mùi bia rượu vẫn lái xe bất chấp vợ khuyên can- Ảnh 6.

Với việc mức phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn đã tăng theo Nghị định 168 mới, nhiều người dân đã chấp hành nghiêm chỉnh.

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có nồng độ cồn: Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền 2 - 3 triệu đồng và trừ 4 điểm GPLX; vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt 6 - 8 triệu đồng, vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt 8 - 10 triệu (cả 2 mức vi phạm này đều bị trừ 10 điểm GPLX).

Trong khi đó, người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt 6 - 8 triệu, trừ 4 điểm GPLX. Đáng chú ý, mức phạt tài xế ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt rất nặng (lần lượt là 18 - 20 triệu và 30 - 40 triệu đồng, cả 2 mức cũng bị trừ 10 điểm GPLX).

Tất cả các trường hợp vi phạm nồng độ cồn (dù điều khiển ô tô hay xe máy) đều bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

Xem thêm video được quan tâm:

Lực lượng CSGT Hà Nội ra quân đảm bảo an toàn giao thông dịp cao điểm Tết.

Thành Long
Ý kiến của bạn