Rất nhiều người bối rối về những cảnh báo ánh nắng mặt trời gây ung thư da song song với các lời khuyên cơ thể con người cần vitamin D từ ánh nắng ban ngày để khỏe mạnh. Vậy nên xoa kem chống nắng và che kín người 24/7 hay tích cực chơi đùa dưới nắng hè?
Bác sĩ đa khoa Naomi Potter khẳng định mức độ của tia UV rất thấp vào mùa đông, do đó thời gian này trong năm, ánh mặt trời không thể làm hại cho da bạn trừ khi bạn ở bên ngoài trời quá lâu mà không bảo vệ da.
Trên thực tế, những bằng chứng về việc ánh mặt trời yếu sẽ hại da bạn trong thời gian dài cũng chưa được chứng minh rõ ràng. Nhưng nếu ánh sáng mặt trời mùa hè nóng gắt, cường độ mạnh, chiếu liên tiếp lên cơ thể bạn trong thời gian dài, thì bạn sẽ có nguy cơ ung thư da, lão hóa sớm.
Chúng ta cần ánh nắng để tổng hợp vitamin D cho cơ thể, vì thế bạn cần có những hoạt động ngoài trời cần thiết. Chỉ nên tránh những ngày quá nắng gay gắt, và tránh hoạt động thời gian dài dưới ánh nắng cường độ cao không có sự bảo vệ của kem chống nắng hay mũ nón.
Các chuyên gia cũng cảnh báo từ khi có các sản phẩm kem chống nắng SPF, bệnh ung thư da ngày càng tăng, chủ yếu bởi không phải ai cũng biết hiệu quả của kem chỉ kéo dài trong 2 giờ. Mọi người thường bôi kem một lần trước khi da ngoài trời, sau đó họ yên tâm hoạt động cả ngày dưới cái nắng kinh khủng.
Bác sĩ da liễu Ross Perry cho biết 90% ánh nắng mặt trời giúp chúng ta tổng hợp vitamin D tự nhiên cho cơ thể. Vấn đề là ngày nay chúng tôi gặp quá nhiều người thiếu hụt vitamin D trầm trọng do phong cách sống hiện đại và họ không biết làm cách nào để tận dụng tốt ánh nắng mặt trời.
Lời khuyên của bác sĩ Perry là bạn hãy để tay và mặt mình tiếp xúc với ánh mặt trời khoảng 15 phút từ 1-2 lần mỗi tuần để cơ thể được cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết. Chừng đó không đủ khiến bạn bị già đi hay ung thư da.
Thúy Nga (Theo Telegraph)
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?