Theo một số thống kê từ những bệnh viện lớn như Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại Học Y Dược, có 5% trong số bệnh nhân bị chứng mất ngủ, chóng mặt đến khám đều trong thời kỳ bệnh quá nghiêm trọng, và phần lớn đều đang làm công việc yêu cầu tính tập trung cao, căng thẳng, dễ bị stress. Ngoài ra, thói quen sử dụng quá nhiều chất kích thích như cà phê, thuốc lá, … cũng là nguyên nhân khiến mất ngủ kéo dài dẫn đến chóng thường xuyên, khó tập trung.
Ảnh minh họa
Tác hại của mất ngủ, chóng mặt
Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Khi mất ngủ, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ bị giảm sút, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, không tỉnh táo, mất tập trung… nếu cứ kéo dài sẽ khiến bạn trở nên kiệt sức, dễ chóng mặt.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến hoạt động của não bộ bị suy giảm, đầu óc lúc nào cũng lơ mơ, không tập trung vào công việc.
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50 hay thức đêm, mất ngủ, mắc phải các triệu chứng trên thường có tỷ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người thường và đây cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người khác.
Theo chuyên gia về giấc ngủ, Bác sĩ David White của Đại Học Y Harvard Mỹ, cho biết: “Những người chỉ ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm sẽ dễ mắc bệnh tim mạch tới hơn 40% so với người ngủ đủ 8 tiếng một đêm. Thiếu ngủ, chóng mặt còn có thể gây ra nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi”
Ngoài những tác hại trên, mất ngủ, thiếu ngủ, chóng mặt còn dẫn đến những bệnh như tiểu đường, béo phì, …
Ngủ bao lâu là đủ?
Nam giới thường cần ngủ nhiều hơn nữ giới. Ở nữ giới chỉ cần 7 tiếng/đêm, còn nam giới cần ngủ 7,5 tiếng/đêm. Trẻ em và người trẻ tuổi cần ngủ nhiều hơn người lớn tuổi.
Nói chung, không nên ngủ quá nhiều hoặc quá ít. Không cần thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày nhưng chỉ cần sau giấc ngủ bạn cảm thấy thoải mái, hay sảng khoái, tỉnh táo là được.
Giảm stress để hết mất ngủ và chóng mặt
Đầu tiên bạn nên kế hoạch lại công việc của mình, nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn để giảm được áp lực công việc, cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt để cơ thể được khỏe khoắn hơn.
Bên cạnh đó bạn cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao, giúpcơ thể sản sinh ra một loại hormone có tên melatonin giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ., cũng nhưức chế được hormone gây chóng mặt cortisol.
Bạn cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống của mình. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đúng giờ, đúng bữa. Có một số loại thực phẩm rất có lợi cho tình trạng mất ngủ, chóng mặt như đậu xanh, nhãn, táo đỏ, … Hãy thêm những loại thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày để hỗ trợ giảm chứng mất ngủ, chóng mặt nhé!
Có thể bạn chưa biết? Các nghiên cứu gần đây ở Bệnh Viện Tâm Thần TPHCM cho thấy chứng rối loạn giấc ngủ, chóng mặt xuất hiện ở 94% số bệnh nhân rối loạn stress, 83% người nghiện rượu và 72% trường hợp trầm cảm. Tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt do stress là một nguyên nhân hàng đầu. |