Ảnh minh hoạ
Bỏ qua trường hợp chóng mặt sinh lý như say tàu xe hay bệnh lý như tổn thương tiền đình thì chóng mặt ngoại biên lên đến 90-95% và còn lại là chóng mặt trung ương. Hai loại chóng mặt phổ biến này khá dễ nhận biết: chóng mặt ngoại biên thường khởi phát đột ngột với cường độ nặng và tồn tại trong thời gian ngắn, còn chóng mặt trung ương thường khởi phát từ từ và kéo dài trong nhiều ngày.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hai triệu chứng chóng mặt này và rất khó chẩn đoán, phụ thuộc vào việc “đúng thầy” vì liên quan đến nhiều chuyên khoa không chỉ thần kinh, tim mạch… mà thậm chí còn là tai mũi họng. Nếu chóng mặt ngoại biên có nguyên nhân tập trung từ viêm dây thần kinh tiền đình, viêm tai giữa, ống tai, mê nhĩ, bệnh meniere thì chóng mặt trung ương kèm theo một số triệu chứng thần kinh khác như liệt, nhìn đôi, nói lắp… lại đến từ các lý do nằm ở não như xuất huyết não, nhiễm trùng não, nhồi máu não.
Với muôn vàn triệu chứng và bệnh lý như thế, người bị chóng mặt nên cẩn thận “chọn mặt, gửi sức khỏe”. Lựa chọn đúng bệnh viện chuyên khoa với các bác sĩ có kinh nghiệm để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng nguyên nhân, nhờ đó chóng mặt sẽ thuyên giảm, tránh việc tái phát khiến người bệnh khổ sở khi lúc nào cũng lo sợ cơn chóng mặt xuất hiện bất thình lình.
Cần chú ý, với người bệnh gặp chứng chóng mặt ngoại biên thường tự hết sau vài ngày nên dễ sinh tâm lý chủ quan, không thăm khám hay điều trị khiến triệu chứng dai dẳng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn khi chóng mặt kịch phát. Dù là loại chóng mặt gì, người bệnh cũng nên thăm khám để có biện pháp phòng ngừa hay phác đồ điều trị phù hợp.
Trong trường hợp chóng mặt ngoại biên có khởi phát đột ngột với cường độ nặng, để ổn định tâm lý cho bản thân hoặc người nhà, các chuyên gia đầu ngành thường khuyên dùng một số biệt dược đặc trị chóng mặt có hoạt chất Acetyl-DL-Leucine… Biệt dược này nên có mặt trong các tủ thuốc gia đình hoặc trong túi thuốc du lịch của cả nhà khi đi chơi xa. Người bệnh nên tham vấn kỹ dược sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để uống liều lượng cho phù hợp. Acetyl-DL-Leucine có xuất xứ từ Pháp.