Chóng mặt có đồng nghĩa với rối loạn tiền đình hay không?

06-05-2021 09:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Rối loạn tiền đình luôn gây chóng mặt, nhưng chóng mặt thì chưa chắc là rối loạn tiền đình, vì có thể bạn không thật sự chóng mặt mà do bạn cảm nhận sai về triệu chứng này. Vậy làm sao để nhận diện rõ ràng 2 tình trạng này?

Rối loạn tiền đình là một hội chứng, biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng chủ quan đó là chóng mặt, và đi kèm với những dấu hiệu khác như rung giật nhãn cầu.

Chóng mặt thật sự luôn luôn là một tổn thương tiền đình. Đây là cảm giác mình bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc chính bản thân mình xoay tròn so với những vật xung quanh. Trong những trường hợp rõ ràng, cảm giác bị dịch chuyển rất rõ, có thể xảy ra trên mặt phẳng đứng dọc hoặc mặt phẳng đứng ngang. Tuy nhiên trong một vài trường hợp chóng mặt không rõ ràng, có thể bạn chỉ có cảm giác dịch chuyển hoặc lắc lư thân mình, hoặc cảm giác bay lên, rớt xuống hoặc cảm giác mất thăng bằng.

image001 (1)

Chóng mặt là cảm giác mọi vật xung quanh người bệnh chuyển động xoay tròn (Ảnh minh họa)

Cần chú ý là cảm giác chóng mặt (cảm giác bị dịch chuyển trong không gian) tuy không rõ nét như chóng mặt thật sự nhưng nếu nó xảy ra chỉ khi quay đầu hoặc nặng lên rõ rệt khi quay đầu thì tổn thương thường cũng có nguồn gốc từ tiền đình.

Còn cảm giác mất thăng bằng (là cảm giác này không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu) thì có thể có nguồn gốc từ tiền đình, nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác. Nhưng hoa mắt, choáng váng thì không phải là chóng mặt và thường tương ứng với những bệnh lý tim mạch, thiểu năng tuần hoàn não.

Như vậy, rối loạn tiền đình luôn gây chóng mặt, nhưng chóng mặt thì chưa chắc là rối loạn tiền đình, vì có thể bạn không thật sự chóng mặt mà do bạn cảm nhận sai về triệu chứng này.

Hệ thống tiền đình là gì, nó nằm ở đâu?

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai (hai bên) có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng duy trì tư thế, dáng, phối hợp với cử động của mắt, đầu và thân mình. Tiền đình gồm tiền đình xương và các ống bán khuyên xương.

Các tín hiệu âm thanh sẽ dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não, được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh. Cơ quan đảm nhiệm chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng điện thần kinh là ốc tai. Ba vòng bán khuyên được gắn liền với ốc tai tạo hình 3D trong không gian, giúp cho cơ thể nhận biết vị trí của mình trong không gian ba chiều.

image002 (1)

Tiền đình có chức năng chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi cơ thể di chuyển, khi cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác của cơ thể, từ đó giúp cho cơ thể có tư thế thăng bằng. (Ảnh minh họa)

Hệ thống tiền đình chịu trách nhiệm cho cả hai vận động thẳng và vận động góc.

- Khi vận động tín hiệu đi vào từ hệ thống tiền đình phải và trái, và thân não giúp cơ thể giữ thăng bằng.

- Sự tiếp nhận thông tin từ thị giác và cảm giác bản thể, và sự bù trừ riêng những tín hiệu từ các hệ thống này giúp hạn chế chóng mặt và  tiếp tục vận động.

Cơ chế gây chóng mặt

Chóng mặt có thể là một triệu chứng, một hội chứng hoặc một bệnh lý cũng như có thể xảy ra đối với mọi người, mọi lứa tuổi, ở mọi nơi. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra chóng mặt cho nên có khi đó là biểu hiện duy nhất nhưng cũng có khi nằm trong một bệnh cảnh phức tạp.

- Chóng mặt sinh lý: Xảy ra khi não có sự mất cân đối trong ba hệ thống giữ thăng bằng (hệ tiền đình, hệ thị giác, hệ thống cảm giác bản thể hay còn gọi là hệ cảm giác sâu).

Chóng mặt do đi xe (mắt cùng lúc vừa nhìn vật chuyển động vừa nhìn vật đứng yên), chóng mặt do độ cao, chóng mặt khi nhìn một loạt cảnh chuyển động nối tiếp nhau (do cảm giác thị giác ghi nhận những cử động của môi trường bên ngoài không được đi cùng với những biến đổi kế tiếp của hệ tiền đình và hệ cảm giác bản thể).

Hệ tiền đình gặp những vận động đầu mà nó chưa thích nghi cả, ví dụ như say sóng.

Tư thế bất thường của đầu và cổ, ví dụ như ngửa đầu ra quá mức khi sơn trần nhà.

Chóng mặt không gian (space sickness) là chóng mặt thoáng qua thường gặp, do vận động chủ động của đầu trong môi trường không có trọng lực.

Chóng mặt do nguyên nhân tâm lý: còn gọi là chóng mặt tư thế do sợ, thường xảy ra đồng thời với các cơn hoảng sợ hay chứng sợ khoảng rộng.

ảnh

Chóng mặt được xem là sinh lý khi nó là phản ứng bình thường của cơ thể với các hoạt động hoặc môi trường xung quanh như khi chơi đu quay hoặc khi đi xe, xoay người,... (Ảnh minh họa)

- Chóng mặt bệnh lý do tổn thương thị giác, cảm giác bản thể, và hệ thống tiền đình và có thể thứ phát từ những nguyên nhân ngoại biên hay trung ương.

Rối loạn chức năng tiền đình là nguyên nhân thường gặp nhất.

Chóng mặt thị giác: Có thể do đeo kính không phù hợp, đặt thuỷ tinh thể hay sự khởi phát đột ngột của liệt một cơ vận nhãn có nhìn đôi.

Chóng mặt cảm giác bản thể: Hiếm gặp, thường do bệnh thần kinh ngoại biên hay bệnh tuỷ làm giảm tín hiệu cảm giác cần thiết cho sự bù trừ trung ương khi có rối loạn chức năng của hệ thống tiền đình hay thị giác.

Chóng mặt có nguồn gốc từ thần kinh tiền đình: Nguyên nhân thường gặp là u chèn ép dây thần kinh VIII, thường là u Schwann (u thần kinh thính giác) hay u màng não.

Chóng mặt trung ương

Do các tổn thương của thân não và tiểu não

Thiếu máu cục bộ (như hội chứng Wallengerg)

Xuất huyết não

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua của tuần hoàn não sau (đốt sống thân nền)

Các nguyên nhân trung ương hiếm gặp

U tăng sinh (u cầu tiểu não)

Bệnh thoái hoá myelin

Migraine

Như vậy, chóng mặt không phải là một thực thể bệnh lý duy nhất và đặc hiệu mà là một tập hợp các hội chứng đa giác quan và vận động - cảm giác do nhiều nguyên nhân và sinh bệnh học khác nhau, chứ không chỉ là rối loạn chức năng tiền đình.

Cơ chế của rối loạn chức năng tiền đình

Rối loạn chức năng tiền đình là nguyên nhân thường gặp của chóng mặt bệnh lý. Các cơ chế gây rối loạn chức năng tiền đình bao gồm:

- Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: Do sự di chuyển tự do các tinh thể calcium trong các ống bán khuyên, thường gặp ở ống bán khuyên sau. Có thể kèm theo rung giật nhãn cầu giật hướng ngang và xoay; cực trên của các mắt đánh về hướng tai bị ảnh hưởng.

- Rối loạn chức năng mê đạo

Rối loạn chức năng mê đạo một bên cấp tính

Nhiễm trùng (như Herpes simplex virus type 1)

Viêm tai giữa cấp có thể gây chóng mặt nhưng ít gặp

Người bị viêm mê đạo nhiễm trùng thường có sốt cao, nôn ói, và giảm thính lực.

Chấn thương

Thiếu máu cục bộ

Tự phát

Rối loạn chức năng mê đạo hai bên cấp tính

Thứ phát từ nhiễm độc thuốc hay rượu

Thuốc thường gặp nhất là kháng sinh nhóm aminoglycoside

Gây tổn thương tế bào lông của tiền đình

Có thể gây ra rối loạn thăng bằng lâu dài

Rối loạn chức năng mê đạo một bên tái phát

Thường do bệnh Ménière

Hậu quả từ sự tăng dịch trong ống nội bạch huyết

Chóng mặt tự phát có thể kéo dài nhiều giờ và kèm ù tai và giảm thính lực cùng bên

Kèm với các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ốc tai (ù tai và giảm thính lực tiến triển)

ảnh bõ


BS.CK1 Cao Thị Lan Hương - Bệnh viện Trưng Vương Giảng viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Ý kiến của bạn