(Lý Tuệ T. - Bình Dương)
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống nắng như Sun Oil, Sun Block, Suntan…, hoặc trên nhãn hiệu có ghi công dụng như Anti UVA UVB. Trên mỗi sản phẩm thường có ghi chỉ số chống nắng Sun Protective Factor (SPF) riêng cho mỗi sản phẩm, như: SPF 10, SPF 15, SPF 20, SPF 30-70-79…
Có nghĩa là nếu khả năng chống nắng của bạn, phơi nắng 30 phút da mới bắt đầu ửng đỏ, được coi là SPF=1, như vậy SPF 10 thì khả năng giúp cho bạn chống nắng gấp 10 lần, tức 300 phút phơi nắng. Thông thường nên chọn có SPF từ 15 trở lên, nhưng không phải chỉ số càng cao là tốt mà chỉ chọn chỉ số phù hợp với thời gian dự kiến tiếp xúc với nắng, tuỳ thuộc vào mức độ nhạy cảm da với ánh sáng của từng người.
Trên thực tế cũng cần nhớ rằng, khi tiếp xúc với nắng da luôn đổ mồ hôi hoặc khi bơi lội thì kem chống nắng sẽ trôi đi, nên không còn tác dụng nữa, nên cũng cần chú ý nên chọn sản phẩm chống nắng không mất tác dụng bởi yếu tố trên, sản phẩm thường có ghi Water resistant (chống nước).
Kem chống nắng cũng như các mỹ phẩm khác khi sử dụng đều có thể gây dị ứng, vì vậy cần thử phản ứng trước khi sử dụng, nhất là người mới sử dụng lần đầu tiên, bằng phương pháp thử da ở mặt trong mặt trong cánh tay kem chống nắng để trong 24 - 48 giờ, nếu không nổi mẩn đỏ, không nổi mụn nước, không ngứa thì sử dụng được. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng với những trường hợp dị ứng chậm.
Việc sử dụng kem chống nắng ngày nay đã trở phổ biến, vì các bệnh do ánh sáng biểu hiện rất đa dạng và phức tạp, thậm chí có những bệnh do ánh nắng gây nên rất nặng như bệnh lupus ban đỏ. Vì vậy, sử dụng kem để chống nắng khi tiếp xúc nhiều với nắng như lao động hay tắm biển là việc làm hết sức cần thiết, nhưng tránh lạm dụng nó như mỹ phẩm để sử dụng hằng ngày.