Hà Nội

Chớ xem thường những cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra

08-06-2020 08:45 | Y học 360
google news

SKĐS - Từ những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản như tiểu són, tiểu buốt, tăng huyết áp đột ngột hay đơn giản chỉ là vã mồ hôi, nhức đầu, buồn nôn, sốt... bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh sỏi đường tiết niệu. Ở biến chứng cao nhất là bị suy thận mạn, viêm thận bể thận mạn là hậu quả nặng nề nhất của sỏi thận, tiết niệu vì không còn khả năng phục hồi do thận xơ hoá dần.

Sỏi đường tiết niệu là sỏi nằm ở các vị trí thuộc đường tiết niệu, bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Bệnh có thể diễn biến dữ dội hoặc âm thầm, tiềm tàng, có rất nhiều trường hợp tình cờ phát hiện bị sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang khi chụp phim hoặc siêu âm ổ bụng cho 1 bệnh lý khác. Sỏi đường tiết niệu có thể gây tắc hệ thống tiết niệu, gây nhiễm trùng làm tổn thương chức năng của thận, đặc biệt ở người tuổi cao. Bệnh gặp chủ yếu ngoài tuổi trung niên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới và là bệnh hay tái phát.

Những biểu hiện lâm sàng của bệnh

Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, đau, mỏi vùng thắt lưng, nhất là vùng bụng chỗ bộ phận tiết niệu có sỏi. Người bệnh đau vùng thắt lưng có khi âm ỉ suốt ngày suốt tháng, đỉnh điểm là đau quặn thận không thể ngồi, nằm yên được. Cơn đau này xuất phát từ vùng thắt lưng, lan dọc theo đường đi niệu quản đến vùng bẹn và vùng sinh dục. Nguyên nhân là do sỏi tắc ở đài, bể thận hoặc đã di chuyển đến niệu quản, thậm chí xuống bàng quang.

Trước hoặc trong cơn đau có thể sốt cao, rét run và nước tiểu đục do bị nhiễm khuẩn gây viêm đài thận, bể thận hoặc bàng quang do cặn thận. Tuy vậy cũng có những trường hợp sỏi tiết niệu có nhiễm khuẩn nhưng bệnh nhân không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng nước tiểu luôn đục, thường gặp ở người cao tuổi, sức đề kháng kém, uống ít nước.

Dấu hiệu phổ biến khác là nước tiểu khi đi tiểu thường có màu như màu nước rửa thịt. Nước tiểu đục có thể là toàn bãi hoặc có thể chỉ có ở đầu bãi hoặc cuối bãi. Nếu có tổn thương ở thận (đài, bể thận) thì thường có phù ở mi mắt hoặc có phù ở mắt cá chân.

Sỏi nằm ở các vị trí của đường tiết niệu (Ảnh minh họa)

Hướng điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu

Để chẩn đoán sỏi tiết niệu, ngoài khám lâm sàng, dựa vào tiền sử bệnh thì cần chụp X-quang hệ tiết niệu. Tuy vậy, có hơn 10% sỏi tiết niệu thuộc loại không cản quang do đó khi chụp X-quang hệ tiết niệu không chuẩn bị rất có thể không phát hiện thấy sỏi.

Hiện nay, siêu âm đang được ứng dụng khá rộng rãi giúp đáng kể cho việc xác định sỏi đường tiết niệu. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh cho biết được số lượng, kích thước và vị trí của sỏi, và biết được tình trạng đường tiết niệu (đài bể thận, niệu quản giãn hay không, niêm mạc bàng quang có phù nề hay không...).

Xét nghiệm nước tiểu cho biết một số thông số liên quan đến sỏi đường tiết niệu, sỏi thuộc loại gì (sỏi canxi oxalat hay hay canxi phốt phát hay sỏi amoni-magie hay sỏi axit uric...). Xác định được trong nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu hay trụ hạt? Trong những trường hợp cần thiết thì nuôi cấy nước tiểu để xác định có bị nhiễm khuẩn hay không và vi khuẩn gây bệnh thuộc loại gì, nhạy cảm với loại kháng sinh nào nhất.

Tóm lại, người bệnh cần sàng lọc xác định sỏi để biết chắc chắn rằng bản thân có phải mắc bệnh sỏi đường tiết niệu không, từ đó xác định được các phương hướng điều trị tiếp theo. Ngày nay, hầu hết các đơn vị y tế có chuyên khoa về Thận tiết niệu đều có thể sàng lọc sỏi. Người bệnh sẽ được Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thận tiết niệu - Xét nghiệm máu - Xét nghiệm nước tiểu. Giá thực hiện cho 1 ca sàng lọc như vậy ở hầu hết các đơn vị y tế khoảng 1.000.000 VNĐ.

Với mong muốn đóng góp được nhiều hơn cho cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội triển khai chương trình “ Miễn phí khám- Miễn phí sàng lọc sỏi” cho khách hàng có nhu cầu khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh lý tiết niệu. Bác sĩ trực tiếp thăm khám là 2 chuyên gia đầu ngành nổi tiếng trong lĩnh vực thận tiết niệu, TS.BS. Lê Sĩ Trung (Bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu bệnh viện Hà Nội, Nguyên trưởng khoa tiết niệu bệnh viện Việt Pháp…) và TS.BS Dương Văn Trung (Bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu bệnh viện Hà Nội, Trưởng khoa tiết niệu bệnh viện Bưu Điện….) Người bệnh sẽ không phải chi trả bất cứ một khoản chi phí nào khi đến sàng lọc sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội.

Chương trình sàng lọc sỏi miễn phí với chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện đa khoa Hà Nội.

Một số bệnh dễ chẩn đoán nhầm với bệnh sỏi đường tiết niệu

Khi đau quặn thận cần chẩn đoán với bệnh tắc ruột, sỏi đường mật, sỏi tụy, viêm tụy cấp. Nếu cơn đau bụng về phía bên hố chậu phải (thường gặp trong sỏi niệu quản phải khoảng 1/3 dưới, nơi niệu quản bị gấp khúc), có sốt nhẹ, nôn hoặc buồn nôn cần lưu ý đến bệnh của ruột thừa. Đau vùng hố chậu phải còn có thể viêm đại tràng (nhất là viêm đại tràng co thắt, đại tràng xích ma); ở phụ nữ có thể là do viêm phần phụ hoặc u nang buồng trứng đang bị xoắn hoặc đã vỡ hoặc có thể chửa ngoài dạ con (phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai).

TS.BS Lê Sĩ Trung đang thực hiện siêu âm phát hiện sỏi

Biến chứng của sỏi tiết niệu khá phức tạp, nhẹ thì đau thắt lưng, rối loạn tiểu tiện (đái rắt, són), nặng hơn là sỏi từ thận rơi xuống niệu quản làm đau dữ dội, làm tổn thương niệu quản gây chảy máu hoặc bị nhiễm trùng gây viêm thận ứ mủ. Sỏi niệu quản có thể làm ứ đọng nước tiểu gây giãn đài bể thận gây suy thận. Suy thận là bệnh điều trị gặp không ít khó khăn và làm tăng huyết áp, tăng ure máu rất nguy hiểm.

Sỏi tiết niệu chiếm khoảng 50% các bệnh tiết niệu ở nước ta với lứa tuổi thường gặp từ 30 - 60 tuổi. Với sỏi tiết niệu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng khó lường.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, qua 10 năm hình thành và phát triển, quy tụ được đội ngũ chuyên gia và hệ thống thiết bị y tế hiện đại bậc nhất nước ta. Đây là địa chỉ uy tín trong khám và chữa bệnh liên quan đến nội khoa, ngoại khoa nói chung và hệ tiết niệu nói riêng.

Mọi thông tin liên hệ xin được gọi vào hotline 1900.234.529 để được xếp lịch khám một cách sớm nhất.


Ý kiến của bạn