Chờ "phép màu" may mắn

02-08-2017 15:21 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Một hành động nhỏ nhưng mang nghĩa cử lớn, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí chung tay, góp sức vì người bệnh nặng có hoàn cảnh khó khăn.

Bệnh nhân  N.A.T sinh năm 2000, ở tại P. Hà Trung, TP Hạ Long, Quảng Ninh. Sau tai nạn giao thông vào tháng 12/2016, T nhập viện cấp cứu, điều trị phẫu thuật sọ não 1,5 tháng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Sau nhiều lần phẫu thuật tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội nhưng: “1 tháng 20 ngày nay T sốt liên tục, 1 ngày 4-5 lần mỗi lần sốt từ 38 -39 độ”, bà nội T. kể.  Gia đình đã đưa T lên bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương để chạy chữa nhưng vì không có đủ điều kiện kinh tế, gia đình đã chuyển về tỉnh nhà tiếp tục điều trị.

Buồn vì không có tiền điều trị cho con, chị N.T.H  mẹ T đã đưa em về điều trị tại khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí với mong muốn có phép màu nào đó giúp chị và con vượt qua khó khăn này.

Nhập viện điều trị với tình trạng lơ mơ, thể trạng gầy yếu, không vận động được, vết mổ đã khô và liền sẹo… Qua thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng có hình ảnh tiêu tổ chức não vùng trán – thái dương phải, não thất giãn rộng, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị di chứng chấn thương sọ não/ dẫn lưu não thất ổ bụng.

Người bệnh vẫn rất yếu và cần sự chung tay giúp đỡ của nhiều người

Trao đổi với chúng tôi, Ths.Bs Phạm Minh Phương – trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cho biết: “Tình trạng hiện nay của người bệnh nặng, tinh thần lơ mơ, thể trạng yếu, gọi hỏi biết nhưng không tự vận động được. Hiện tại khoa đang điều trị nội khoa, sử dụng kháng sinh liều cao chống nhiễm trùng, tăng cường dinh dưỡng, hạ sốt và chăm sóc vết mổ. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để chăm sóc cho người bệnh”.

Thường xuyên ở cạnh T và chăm sóc cho T. các cô điều dưỡng chia sẻ: “T. là trường hợp bệnh nhân chăm sóc cấp 1 – tức là phải nhờ hoàn toàn vào sự chăm sóc của điều dưỡng và người nhà, trong phòng số 9 có 2 bệnh nhân như vậy. T bị di chứng sau chấn thương nên giờ yếu, phải nằm một chỗ, thời gian đầu tôi thường xuyên cho T. ăn qua sonde, nghiền và cho T uống thuốc, hỗ trợ T. vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể rồi tập cho T vận động: nghiêng, dở mình, xoa bóp và duỗi gập chân tay. Vì T. là bệnh nhân phải điều trị dài ngày và thường xuyên di chuyển nên tôi cũng hướng dẫn cho mẹ và bà T cách chăm sóc. Mẹ và bà T nhanh nhẹn và hợp tác rất với chúng tôi giúp chúng tôi theo dõi thường xuyên tình trạng của T”.

Nằm điều trị tại khoa Phẫu thuật thần kinh rồi có lúc T. phải xuống khoa Hồi sức để chăm sóc đặc biệt, ngoài hai người là bà và mẹ thường xuyên túc trực bên Tuấn chăm soc, tâm sự với T, giúp .T vận động, T. còn nhận được sự chăm sóc nhiệt tình của  các cô điều dưỡng  trong khoa. Bà ngoại T. tâm sự, các cô điều dưỡng rất nhiệt tình giúp Tuấn ăn, tư vấn dinh dưỡng, bổ sung thuốc bổ não.

Các bác sĩ cũng giải thích tận tình về tình trạng bệnh của cháu và động viên gia đình vượt qua khó khăn.

Bệnh viện cũng giúp đỡ gia đình với số tiền 5.000.000 đồng để chi trả tiền viện phí” , Bà cũng rất cảm ơn bệnh viện, cảm ơn những cá nhân, tổ chức đã quan tâm, chia sẻ, ủng hộ giúp đỡ gia đình cùng gia đình vượt qua khó khăn. Hỏi bà về nguyện vọng bà trao đổi với chúng tôi: “bệnh tình của cháu hiện nay rất cần sự quan tâm và chia sẻ của xã hội, nên tôi rất mong mọi người giúp đỡ chúng tôi vượt qua khó khăn này để cháu có thể chữa bệnh và khỏe mạnh như bao bạn bè cùng trang lứa”.


Phạm Hà Giang
Ý kiến của bạn
Tags: