Một nghiên cứu cho biết : trên thế giới bệnh dại giết chết 59000 người mỗi năm và gây tổn thất cho các nền kinh tế với chi phí hàng tỷ đô la. Hiểu biết về gánh nặng thực sự của căn bệnh này có thể dẫn đến việc đầu tư nhiều nguồn lực hơn để ngăn chặn nó.
Tử vong cao và tốn kém vì bệnh dại
TS Louise Taylor công tác tại Liên minh Toàn cầu về kiểm soát và phòng chống bệnh dại (Global Alliance for Rabies Control) và là điều phối viên của Đối tác nhóm phòng chống bệnh dại (Partners for Rabies Prevention Group) cho biết trong khi các công cụ hiện có để ngăn ngừa tử vong do bệnh dại nhưng chúng không được sử dụng ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi căn bệnh này.
Bà nói: “Tại thời điểm này, ước tính tốt nhất của chúng tôi từ nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 59.000 người trên khắp thế giới đang chết vì bệnh dại mỗi năm và đó mới chỉ là gánh nặng do bệnh dại ở chó được truyền bởi những con chó.
Vì vậy, bên cạnh những ca tử vong này chúng ta cũng gặp rất nhiều vấn đề về thu nhập mà những người này có thể tạo ra do đó có một chi phí xã hội rộng lớn hơn, đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến các nước đang phát triển, sau đó tất cả các chi phí về các nỗ lực kiểm soát được đặt ra". Bà nhấn mạnh : “Vì vậy, mặc dù nỗ lực kiểm soát là không đủ để ngăn chặn tất cả các trường hợp tử vong, họ đang ngăn chặn một số lượng lớn các trường hợp tử vong. Vì vậy, khi chúng ta cộng tất cả những chi phí cùng với nghiên cứu gần đây về cơ bản đã chỉ ra và nói: tổng chi phí khoảng 8,6 tỷ đô la cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm”.
Mặc dù bệnh tồn tại nhiều ở loài dơi, nhưng bệnh dại lây lan chủ yếu là do chó cắn người. Đàn ông và trẻ em trai thường bị chó dại cắn nhiều hơn so với phụ nữ và trẻ em gái.
Theo bà Taylor, WHO ước tính có khoảng 40 - 60% các nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi, bệnh được truyền từ chó sang người mà trẻ em thì có xu hướng dễ bị thu hút bởi những con chó. Trẻ em có thể không biết phải làm thế nào để cư xử khi gặp một con chó, chúng có thể kích động con chó nhiều hơn so với một người lớn do đó trẻ em có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi chó cắn và vết cắn cũng nặng hơn.
Bệnh dại nhiều do chó không được tiêm chủng
Hầu hết các lục địa như Châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh là những khu vực lưu hành bệnh dại. Trong khi việc tiêm chủng cho chó là thói quen ở Mỹ và các nước phát triển khác thì điều đó lại không được chú ý đúng mức ở các quốc gia đang phát triển.Chi phí để chủng ngừa cho một con chó có giá từ 1-5 USD nếu chủng ngừa đại trà giống như ở Mỹ. Nhưng bà Taylor nói rằng điều đó có thể là một khó khăn tài chính đối với một gia đình nghèo. “Ở các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng của các hệ thống thú y và cả hệ thống y tế cũng chỉ ở mức phát triển thấp, và không có các mạng lưới phân bố trên quy mô rộng để tiêm phòng, chúng tôi cũng đang tìm kiếm một quần thể thực sự là rất nghèo do đó những người này không nhất thiết phải có tiền sẵn để tiêm chủng cho những con chó của họ và đó cũng là một vấn đề nhận thức và chúng ta cũng cần phải xây dựng nhận thức là căn bệnh này có thể được phòng ngừa”.
Nếu nhiều con chó chưa được tiêm chủng thì sẽ nhiều người dân bị chó cắn truyền bệnh dại
Bà Taylor mô tả những phát hiện của nghiên cứu này là một báo cáo về tình hình hiện tại trong công tác phòng chống bệnh dại trên toàn cầu: “Những tình hình hiện tại có nhiều vấn đề sức khoẻ ưu tiên khác, đó là một sự cân bằng rất khó khăn và những gì chúng tôi thấy là bệnh dại ở chó có vẻ như không nhận được sự chú ý mà nó đáng ra phải thực sự nằm trong các vấn đề sức khỏe ưu tiên mang tính cạnh tranh khác”.
Thực ra, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại bệnh dại ở chó là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (neglected tropical disease). Bà Taylor muốn bệnh dại là một trong những vấn đề sức khỏe ưu tiên nằm trong các Mục tiêu phát triển bền vững mới (Sustainable Development Goals_SDGs) vào cuối năm nay. Bởi vì có rất nhiều con chó chưa được tiêm chủng nên có số lượng lớn người dân phải được xử lý sau khi bị chó cắn. Họ phải nhận được một loạt các mũi tiêm thuốc để ngăn ngừa căn bệnh hầu như luôn luôn gây tử vong. Bà Taylor cho biết ở châu Á có khoảng 26 triệu người được điều trị sau phơi nhiễm mỗi năm. 15 triệu trong số đó là ở Trung Quốc nhưng ở châu Phi nhiều người bị cắn bởi một con chó dại không có điều kiện tiếp cận với điều trị cứu mạng sống. Theo Bà dự phòng là cách tốt nhất để cứu mạng sống ở cả động vật và ở người.
BS. Ninh Hồng
(Theo www.impe-qn.org.vnimpe-qnvn ; voanews.com)