Chớ chủ quan với những cơn đau lưng

12-05-2023 17:57 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Đau lưng là một triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi và có xu hướng ngày càng phổ biến hơn ở người trẻ tuổi.

Nguyên nhân gây đau lưng

Đau lưng là bệnh gì? Bất kỳ ai cũng có thể gặp những cơn đau lưng. Nguyên nhân có thế được chia thành hai nhóm: nhóm bệnh lý tại cột sống và các nguyên nhân khác.

Nhóm bệnh lý tại cột sống gây đau lưng

Tại cột sống chủ yếu là các bệnh lý như:

Nhóm nguyên nhân khác

Ngoài ra, một nhóm nguyên nhân đau lưng khác có thể do thay đổi nội tiết tố và cân nặng. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và những người thừa cân, béo phì do phải chịu nhiều áp lực ở lưng. Đau thắt lưng do bệnh nghề nghiệp khi khuân vác vật nặng, ngồi lâu, làm việc sai tư thế…

Biểu hiện của đau lưng cần đi khám bác sĩ

  • Các triệu chứng đau lưng thường bắt nguồn từ vùng cột sống thắt lưng.
  • Có thể là cơn đau cấp tính hoặc mãn tính xuất hiện đột ngột.
  • Cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nặng hơn khi cử động, ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động hàng ngày.
  • Đau có thể lan dọc theo cột sống hoặc xuống vùng mông, chân đến tận bàn ngón chân.

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cảnh báo các nguy cơ do đau lưng gây ra.

Đau lưng có chữa được không?

Điều trị đau lưng phụ thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng đi kèm. Nó chủ yếu bao gồm nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau, điều chỉnh hoạt động và vận động đúng tư thế, vật lý trị liệu để thư giãn cơ, giảm đau tại chỗ và các bài tập phục hồi chức năng giúp tăng cường cơ lưng và bụng. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được chỉ định.

Đau lưng nếu không được điều trị đúng cách có thể trở thành tình trạng đau mãn tính kéo dài. Trường hợp nặng có thể gây teo cơ ở cả hai chân, tê bì, mất cảm giác vùng lưng, thậm chí cả vùng mông và hai chân. Trường hợp nghiêm trọng hơn là các rối loạn đường tiểu và đường ruột. Khi đi khám, nhiều trường hợp đau lưng đến điều trị quá muộn dẫn đến các biến chứng như teo cơ, liệt chân, rối loạn đại tiểu tiện... Lúc này, ngay cả khi được can thiệp điều trị tích cực, bệnh nhân có thể không hồi phục hoàn toàn.

Đau lưng có tái phát không?

Đối với trường hợp đau lưng do thoát vị đĩa đệm, việc phục hồi chức năng cho người đau lưng cấp và mãn tính cần được khám và lượng giá cụ thể. Từ đó, đưa ra liệu trình can thiệp, với mục tiêu giúp người bệnh giảm đau lưng và giảm áp lực lên đĩa đệm và giảm chèn ép rễ thần kinh.

Việc thực hiện chương trình tập luyện phục hồi chức năng này cần phải được theo dõi bởi nhân viên y tế có chuyên môn. Tuyệt đối không bỏ giữa chừng khi có dấu hiệu giảm nhẹ của bệnh, việc không tuân theo quy trình có thể dẫn đến đau lưng mãn tính. Khi bệnh nhân bị đau mãn tính thì khó có thể trở lại sức khỏe bình thường.

Người bệnh cần lưu ý sau khi điều trị khỏi đau lưng, người bệnh nên tiếp tục thực hiện các bài tập hàng ngày để duy trì sự cân bằng của các cơ vùng lưng và vùng bụng. Khi cơ lưng và cơ bụng cân bằng sẽ giúp hạn chế đau lưng tái phát.

Ngoài tập luyện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, một số trường hợp đau cấp và nặng có thể kết hợp điều trị thuốc. Việc sử dụng thuốc cần được kê đơn và theo dõi của bác sĩ.

Chớ chủ quan với những cơn đau lưng - Ảnh 2.

Việc đau lưng kéo dài nếu không được điều trị sẽ gây biến chứng nghiêm trọng.

Khi nào đau lưng nên đi khám bác sĩ?

Thông thường, khi cảm thấy cơ thể có điều gì không ổn, bạn nên nghĩ ngay đến việc đi khám. Đau lưng không nên để kéo dài đến 5-7 ngày mới gặp bác sĩ. Đặc biệt là những nam giới trẻ tuổi khi bị đau vùng lưng nên đi khám sớm để chẩn đoán.

Việc đau lưng kéo dài có thể khiến nhóm cơ vùng lưng và bụng của bạn mất cân bằng. Từ đó tạo áp lực chèn ép lên các rễ thần kinh. Gây đau và co cứng cơ thậm chí là yếu cơ, teo cơ, tê bì, nặng hơn là đại tiểu tiện không tự chủ. Khi có tình trạng này, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật.

Đau lưng khám ở đâu?

- Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Địa chỉ 40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

- Khoa Chỉnh hình Nhi - Bệnh viện Nhi Trung ương. Địa chỉ: 18/679 La Thành - Đống Đa - Hà Nội.

- Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: 78 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội.

- Khoa Nội Cơ xương khớp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội.


PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên
Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Ý kiến của bạn