Hà Nội

Chợ an toàn thực phẩm, mô hình góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân vùng cao

25-09-2023 10:21 | Xã hội
google news

SKĐS- Mô hình chợ an toàn thực phẩm mang nhiều lợi ích khi thực phẩm tươi sống kinh doanh có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; quầy sạp, trang thiết bị sạch sẽ… Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân cần nhân rộng, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chợ an toàn thực phẩm ở vùng cao

Trong giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Công Thương đã triển khai được 32 mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn quốc. Mô hình chợ an toàn thực phẩm mang nhiều lợi ích khi thực phẩm tươi sống kinh doanh có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; quầy sạp, trang thiết bị sạch sẽ… Đây là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Là tỉnh miền núi nằm lọt ở giữa các tỉnh khác, không có đường hàng không, đường thủy, đường sắt, giao thương gặp nhiều khó khăn, Bên cạnh đó, dân số Bắc Kạn phần nhiều là người dân tộc, ở phân tán với địa hình đi lại khó khăn dẫn tới việc sinh hoạt chợ ở trên miền núi khác so với các tỉnh khác ở vùng trung du. Nhờ nguồn vốn của ngân sách, thời gian qua Bắc Kạn đã xây dựng được một số mô hình chợ an toàn thực phẩm như chợ Bắc Kạn (thành phố Bắc Kạn), chợ Bằng Lũng (thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn)…; đồng thời nỗ lực nhân rộng ra một số khu chợ khác trên địa bàn tỉnh.

Chợ an toàn thực phẩm, mô hình góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân vùng cao - Ảnh 1.

Chợ đầu mối huyện Na Rì. Ảnh ATTPBK

Chợ an an thực phẩm đã góp phần bố trí, sắp xếp được các ngành hàng kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định ATTP; huy động được các nguồn lực của xã hội để đầu tư, cải tạo nâng cấp, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh thực phẩm trong các chợ đảm bảo thống nhất, khoa học, vệ sinh, bảo đảm ATTP, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chợ theo xu hướng văn minh, hiện đại.

Qua đây đã kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc buôn bán thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã hết hạn sử dụng để tránh xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Tại các chợ này, hộ kinh doanh cũng đã được trang bị các kiến thức về vệ sinh ATTP thông qua các lớp tập huấn, đào tạo cũng như nâng cao kiến thức bảo quản thực phẩm, đặc biệt là đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các mặt hàng tươi sống theo quy định của Bộ Y tế.

Tiếp tục nhân rộng mô hình

Theo ông Đinh Lâm Sáng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn, việc thực hiện nhân rộng mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ mà còn hạn chế thấp nhất thiệt hại do thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm gây ra cho người tiêu dùng.

Thời gian qua, Sở Công Thương Bắc Kạn việc xây dựng và nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Trước tiên, người dân, nhất là người dân tộc thiểu số còn dễ tính trong mua bán sản phẩm. Người tiêu dùng thường không quan tâm lắm tới an toàn thực phẩm khi mua hàng hóa. Bởi vậy để thay đổi nhận thức người dân là việc khó nhất.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ở chợ trên địa bàn đã được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước từ rất lâu. Đến nay, một số chợ, hệ thống cơ sở hạ tầng đã xuống cấp rất nhiều; kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa chợ cũng hạn hẹp, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện. Ngoài ra, các tiểu thương và những cái người được giao nhiệm vụ quản lý chợ cũng chưa mặn mà lắm trong việc nhân rộng mô hình quản lý chợ an toàn thực phẩm.

Nhận thấy lợi ích từ mô hình an toàn thực phẩm với đồng bào người dân vùng núi nên tỉnh vẫn nỗ lực xây dựng chợ ATTP. Ngoài tuyên truyền còn kết hợp với những cuộc tập huấn liên quan đến những hợp tác xã, doanh nghiệp, tiểu thương bán hàng tại chợ. Trong đó, Bắc Kạn sẽ lồng ghép, động viên tiểu thương chấp hành, đồng thời nêu chế tài xử lý khi buôn bán sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm. Những trường hợp kinh doanh không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ được công khai trên các trang thông tin để nhiều người biết và nhiều người biết thì người ta sẽ không vào mua ở cửa hàng đó nữa, sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh….

Giai đoạn 2023-2025 Sở Công Thương sẽ phối hợp với UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh lộ trình nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm đối với 03 chợ hạng 3 gồm: Chợ Khang Ninh, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể; chợ Nam Cường, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn và chợ Thanh Vận, xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới.

Phát huy vai trò của các tôn giáo, truyền thông đa dạng nâng cao an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc miền núiPhát huy vai trò của các tôn giáo, truyền thông đa dạng nâng cao an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc miền núi

SKĐS - Để nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc miền núi, Lào Cai đã đẩy mạnh truyền thông đa dạng như ngay tại các chợ, phát huy vai trò của các tôn giáo.


Hà My
Ý kiến của bạn