Hà Nội

Chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ dân tộc thiểu số

27-11-2022 19:01 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Để khuyến khích phụ nữ mang thai đi khám thai định kỳ, sinh đẻ tại cơ sở y tế, các chính sách ưu tiên hiện được thực hiện rộng rãi như hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại, thực phẩm, tã bỉm… trong suốt thời kỳ trước, trong và sau đẻ.

Đội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần giảm tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu sốĐội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần giảm tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu số

SKĐS - Nhờ có đội ngũ cô đỡ thôn bản, hàng chục nghìn bà mẹ đã có thai kỳ an toàn, trẻ sơ sinh được chăm sóc đúng cách, giúp giảm thiểu tình trạng tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu số và miền núi,

Các gói hỗ trợ chăm sóc phụ nữ có thai

Thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc Hội khóa XIV, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong Chương trình có Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (Do Bộ Y tế chủ trì) và Dự án 8 - Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (Do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì).

Cả hai Dự án 7 và Dự án 8 đều có nội dung đề xuất thực hiện các hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Hai đơn vị đã thống nhất về nội dung đề xuất 04 gói hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em bao gồm gói 1- Hỗ trợ chăm sóc trước sinh. Gói 2- Hỗ trợ chăm sóc trong sinh. Gói 3 – Hỗ trợ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau sinh tại nhà. Gói 4: Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Các gói hỗ trợ phụ nữ trước, trong và sau sinh giúp chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Mục tiêu là tăng cường phổ biến kiến thức và thực hành trong chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em; Hỗ trợ tăng cường việc khám thai định kỳ và hỗ trợ y tế cho phụ nữ trước, trong và sau sinh con; Hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi; Hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đới và phòng chống suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho trẻ em.

Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025, 90% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ và sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gày còm dưới 15%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dưới 15%; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 27%; Giảm tỷ số tử vong mẹ tại khu vực miền núi xuống còn 50 ca trên 100.000 nghìn trẻ đẻ song; Giảm tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi tại khu vực miền núi xuống còn 17%.

Địa bàn triển khai là các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên sử dụng ngân sách hỗ trợ của Trung ương để triển khai tại các xã khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4//6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

BS Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, ngoài 4 gói chăm sóc nêu trên, Dự án 7 còn có chính sách chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời cho bà mẹ và trẻ nhỏ, cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng đa vi chất cho trẻ suy dinh dưỡng, sắt và axit folic chi phụ nữ mang thai. Cả hai dựa án tập trung 4 gói can thiệp nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em vùng dân tộc thiểu số miền núi.

Dù Việt Nam đã giảm tử vong mẹ và trẻ em rất ngoạn mục, được quốc tế ghi nhận là một trong những quốc gia dẫn đầu về đạt mục tiêu thiên niên kỷ nhưng vẫn còn khoảng cách vùng miền. Vùng dân tộc thiểu số, tỉ suất tử vong mẹ cao gấp 3-4 lần mặt bằng chung cả nước.

Mục đích của các gói hỗ trợ nêu trên là để thu hẹp khoảng cách vùng miền để tiến kịp miền xuôi. Bà Lò Thị Thu Thủy, Trưởng Ban Dân tộc – Tôn giáo, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, với gói chăm sóc trước sinh hội phụ nữ vận động tuyên tuyền nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc chăm sóc bà mẹ trong thời gian thai kỳ và vận động chị em đi khám thai định kỳ.

Gói chăm sóc trong sinh gồm hỗ trợ chi phí đi lại cho bà mẹ và 1 người nhà chăm sóc khi đến sinh con tại cơ sở y tế là 1 triệu đồng/người. Hỗ trợ gói vật tư chăm sóc khi sinh gồm bỉm sơ sinh, bang vệ sinh cho bà mẹ, tã lót, áo sơ sinh, mũ, bao tay, bao chân em bé, khăn lau em bé, túi đo lượng máu mất lúc sinh, hỗ trợ tiền ăn cho bà mẹ và người chăm sóc khi đến sinh con tại cơ sở y tế là 500.000 đồng/gói.

Chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Gói hỗ trợ góp phần tạo điều kiện để phụ nữ chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất trong 6 tháng đầu đời.

Gói chăm sóc sau sinh với bà mẹ là hỗ trợ 1 lần lương thực, dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú trong 6 tháng đầu là 1,2 triệu đồng. Với gói chăm sóc sức khỏe trẻ em các cập hội thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe, khám và theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ trong vòng  là 5000 nghìn đồng gói. Người. Hỗ trợ tiền ăn cho bà mẹ và người đi chăm sóc ở cơ sở y tế là 50k/ngay

Gói chăm sóc sau sinh bà mẹ được gói hỗ trợ 1 lần là 1,2 triệu đồng.

Gói chăm sóc trẻ em, các cấp hội thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe, khám và theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ trong vòng 2 năm đầu đời và quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Đưa người nhà đi đẻ cũng được hỗ trợ ăn ở

Trong các gói hỗ trợ nêu trêu có nội dung hỗ trợ cho người chăm sóc đi cùng sản phụ đến cơ sở y tế. Lý giải điều này, bà Lò Thị Thu Thủy cho biết, gói hỗ trợ này nhằm tang các lợi ích cho phụ nữ DTTS và phụ nữ vùng khó khăn để họ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bản thân họ cũng sẵn sàng cho việc sử dụng các dịch vụ.

Đối với phụ nữ ở các vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế còn hạn chế, trong đó chủ yếu do đời sống kinh tế còn nghèo, đói, khả năng chi trả các dịch vụ y tế còn hạn chế, đi lại kho skhawn khiến họ lựa chọn sinh con tại nhà. Việc hỗ trợ chi trả tiền ăn, ở, đi lại không chỉ cho bà mẹ mà cho cả người đi cùng sẽ giúp cho người mẹ và gia đình bớt lo lắng về vấn đề chi trả các khoản kinh phí này khi lựa chọn sinh ở các cơ sở y tế.

Ngoài ra do yếu tố văn hóa nên nhiều phụ nữ DTTS thích những bà mụ trong thôn bản hoặc các thành viên trong gia đình đỡ đẻ và chăm sóc mình khi đẻ, chỉ sử dụng dịch vụ chăm sóc của cán bộ y tế có chuyên môn khi có những bất thường trong quá trình sinh. Điều đó có thể khiến cho bà mẹ và trẻ sơ sinh gặp nguy hiểm.

Chính sách ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Chị em còn có tâm lý sợ bị y bác sĩ là nam giới khám, sợ bị các cán bộ nhân viên y tế người Kinh không chu đáo hoặc không thiện chí hỗ trợ vì mình là người DTTS.. Các rào cản ngôn ngữ gây khó trong việc truyền đạt và trao đổi khiến phụ nữ DTTS ngại ngùng không lựa chọn khám và sinh đẻ tại cơ sở y tế.

Vì vậy ngoài việc hỗ trợ về ăn ở đi lại, tã bỉm thì Dự án 8 còn phối hợp với ngành y tế để tuyên truyền vận động, thay đổi nhận thức, quan niệm của phụ nữ, người dân trong việc sinh con tại cơ sở y tế để đảm bảo các điều kiện sức khỏe tốt nhất cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Thực trạng triển khai chính sách tại các địa phương

BS Đinh Anh Tuấn cho biết, Quyết định 1719 được Chính phủ phê duyệt 10/2021 , tuy nhiên vẫn có độ trễ do nhiều nguyên nhân trong đó do đại dịch Covid-19, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai. Sau khi Thủ tướng ban hành quyết định phê duyệt, các cơ quan phải chuẩn bị văn bản hướng dẫn.Các cơ quan triển khai dự án như Bộ Y tế, Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phải xây dựng hướng dẫn. Đến nay hai cơ quan đã ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn cho các địa phương. Kinh phí đã có, chủ trương chính sách đã có, hướng dẫn chuyên môn và tài chính có, hội nghị triển khai nội dung chính sách cũng đã làm, cơ bản hoàn tất. Bộ Y tế tổ chức 3 hội nghị ở 3 miền Bắc Trung Nam.

Việc còn lại là các địa phương triển khai, tiến hành các hội nghị tập huấn triển khai cho tuyến dưới xây dựng kế hoạch dự toán trình các cấp có thẩm quyền để ban hành khi đó mới có kinh phí hoạt động. Địa phương phảo cụ thể hóa hướng dẫn của trung ương, giao cho đơn vị nào trực tiếp thực hiện.

Đơn vị nào là đầu mối chi trả chính sách cho cơ sở y tế để thực hiện các dịch vụ như xét nghiệm sàng lọc, chăm sóc sau sinh tại nhà, đỡ đẻ tại nhà… Cô đỡ thôn bản đỡ đẻ tại nhà thì phải có cơ quan đứng ra chi trả như thế nào. Các địa phương phải tận dụng tất cả những gì trung ương hướng dẫn mới có thể triển khai được.

"Chúng tôi hy vọng năm 2023 tất cả các chính sách sẽ đi vào cuộc sống, nở rộ ở vùng dân tộc thiểu số để hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em để tiếp cận dịch vụ có chất lượng, nâng cao sức khỏe, giảm tử vong mẹ và con", ông Đinh Anh Tuấn nói.

Còn bà Lò Thị Thu Thủy thì cho rằng việc thực hiện gói chính sách, quan trọng nhất là đúng đối tượng thụ hưởng và địa bàn triển khai, thực hiện đầy đủ cả 4 gói chính sách. Không thực hiện kiểu kinh phí đến đâu làm đến đấy dẫn đến không đồng bộ. Việc đồng bộ từ trung ương đến địa phương cần quan tâm. Việc điều phối nguồn ngân sách từ trung ương đến địa phương cần đẩy mạnh hơn, xem có vướng mắc chỗ nào để gỡ, để từ đó đạt được mục đích của dự án.

Báo động dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu sốBáo động dinh dưỡng cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

SKĐS - Trẻ em các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Số liệu cho thấy có 38% trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cẩn Trọng Với 5 Bệnh Mùa Đông - Xuân Ai Cũng Có Thể Mắc Phải | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn