Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng: Nhà nước và nhân dân phải cùng chia sẻ lợi ích

25-05-2016 14:52 | Xã hội
google news

SKĐS - Trường hợp này là khi khu đất của người dân chưa có đường đi qua thì giá trị rất thấp nhưng khi Nhà nước đầu tư làm đường giao thông, cơ sở hạ tầng khác như điện, đường, trường, trạm, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp... thuận lợi thì lập tức khu đất đó tăng gia gấp nhiều lần.

Có thể nói bất cứ quan hệ nào cũng cần có sự chia sẽ, công khai, minh bạch công bằng, “sòng phẳng”, thậm chí là giữa bố, mẹ và các con, giữa anh em trong một gia đình với nhau cũng phải công khai, minh bạch, đặc biệt là vấn đề về quyền lợi, tài sản. Do đó, trong mối quan hệ với Nhà nước thì người dân- thường bị coi là kẻ yếu thế cũng cần có sự “sòng phẳng” với Nhà nước, nhất là trong việc chia sẽ lợi ích, nguồn lợi được hưởng.

Điển hình cho mối quan hệ này đó là việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làm tăng giá trị đất đai và người dân được hưởng lợi. Trường hợp này là khi khu đất của người dân chưa có đường đi qua thì giá trị rất thấp nhưng khi Nhà nước đầu tư làm đường giao thông, cơ sở hạ tầng khác như điện, đường, trường, trạm, khu vui chơi giải trí, khu công nghiệp... thuận lợi thì lập tức khu đất đó tăng gia gấp nhiều lần. Điều đáng nói ở đây là khi đó người dân cũng đâu có “sòng phẳng” với Nhà nước bằng hành động chuyển giá trị chênh lệch đó vào ngân sách nhà nước mà giá trị tăng thêm đó mặc nhiên người có đất bỏ túi! Nhà nước mặc dù bỏ tiền đầu tư làm tăng giá trị khu đất đó nhưng đâu có được hưởng chênh lệch trị giá so với trước khi đầu tư.

Trong khi đó, hiện vẫn tồn tại nghịch lý là khi nộp tiền thuế sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân mong muốn giá đất để tính thuế thấp theo giá Nhà nước, nhưng khi đề bù thì người dân lại đòi giá cao, thậm chí đến mức vô lý là phải theo giá thị trường. Tuy nhiên, giá thị trường thì rất rộng, rất “mênh mong” rất khó xác định, áp dụng làm hài lòng, thỏa mãn cho mọi người dân. Chính điều này đã vô tình gây khó khăn cho Nhà nước và những người thực thi công vụ, khi phải tiến hành thu hồi đất của người dân để xây dựng các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Pháp luật về đất đai dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn còn đó sự bất hợp lý, rất khó áp dụng thông suốt với sự chấp nhận của tất cả người dân, vì thế dưới gốc độ nào đó xã hội, người dân cần có sự thông cảm, chia sẽ với những người thực thi pháp luật, Nhà nước.

Từ nhiều khía cạnh, vì vậy các cơ quan chức năng cần có phương pháp tính toán hợp lý, khoa học, theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng phải chi phí cho các khoản tiền đầu tư cơ sở hạ tầng làm tăng giá trị sinh lời của đất đai. Từ đó, Nhà nước sẽ có khoản tiền để đền bù cho những nơi người dân bị thu hồi đất nhưng được đền bù, hỗ trợ với giá trị thấp so với mặt bằng chung. Quan trọng hơn điều này đảm bảo sự “sòng phẳng”, công bằng giữa người dân và Nhà nước trong mối quan hệ đôi bên cùng có lợi và góp phần giải quyết vấn đề khiếu nại, tố cáo của người dân trong đền bù, giải phóng mặt bằng rất khó khăn, phức tạp hiện nay./.

Vĩnh Linh


Ý kiến của bạn