Chinh phục kỹ thuật thay van tim qua da

01-05-2012 12:27 | Tin nóng y tế
google news

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dưới sự hỗ trợ của GS. Horst Sievert – Giám đốc Trung tâm Tim mạch Frankfurt (Đức) đã thực hiện thành công ca thay van động mạch chủ qua da.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội dưới sự hỗ trợ của GS. Horst Sievert – Giám đốc Trung tâm Tim mạch Frankfurt (Đức) đã thực hiện thành công ca thay van động mạch chủ qua da. Thành công này đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực can thiệp tim mạch, mở ra hướng điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân mắc bệnh l. van động mạch chủ nhưng không thể phẫu thuật, một lần nữa khẳng định trình độ và sự vươn lên không ngừng của các bác sĩ Việt Nam trong hành trình chinh phục các kỹ thuật đỉnh cao, tiến lên cùng thế giới.

Điều kỳ diệu cho người bệnh suy tim nặng

Bệnh nhân đặc biệt của ca thay van động mạch chủ (ĐMC) qua da đầu tiên này là ông Trần H. 79 tuổi. Từ 41 tuổi, ông đã phát hiện ngoại tâm thu, bắt đầu tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim và phải uống thuốc điều trị. Cách đây 8 năm (2004), ông bị khó thở, trụy mạch, phải vào cấp cứu tại Viện Tim mạch Việt Nam và được các bác sĩ đặt stent động mạch vành phải do nhồi máu cơ tim cấp. 3 năm tiếp theo, do đau thần kinh zona kết hợp dùng nhiều thuốc, ông lại lên cơn trụy tim phải đi cấp cứu và sức khỏe yếu dần. Ông thường xuyên vào viện cấp cứu do tắc mạn tính ĐM liên thất trước, hẹp khít van ĐMC, hở van ĐMC nhiều, hở 2 lá vừa, tăng áp lực động mạch phổi. Các bác sĩ tư vấn cho ông và gia đình chỉ còn cách thay van tim vì đã suy tim nặng (độ III - IV), liên tục gây tràn dịch màng phổi, phải vào viện hút dịch thường xuyên. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể đột quỵ bất cứ lúc nào.

Nhưng với bệnh nhân tuổi cao, sức khỏe yếu, mức độ suy tim báo động như vậy, chịu đựng cuộc phẫu thuật thay van tim thông thường, nguy cơ tử vong là không tránh khỏi. Để cứu sống người bệnh, những trường hợp như thế này trên thế giới chỉ có thể áp dụng phương pháp thay van ĐMC qua da. Và các bác sĩ tim mạch Việt Nam đã quyết tâm thực hiện mang đến “điều kỳ diệu” cho bệnh nhân.

 Từ phải qua trái: GS.TS. Horst Sievert (thứ 3), tiếp đến là TS.BS. Nguyễn Lân Hiếu, PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng và kíp can thiệp.

Thay van ĐMC qua da tại

Việt Nam với dụng cụ “made by Vietnam”

TS. BS. Nguyễn Lân Hiếu - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, một trong những phẫu thuật chính của kíp phẫu thuật thay van ĐMC qua da cho biết: Thay van tim liên quan trực tiếp đến bộ máy tuần hoàn và hô hấp của người bệnh nên nguy cơ tử vong rất cao, đặc biệt là ở người cao tuổi. Phương pháp thay van ĐMC qua da tránh được phải mở lồng ngực, tuần hoàn ngoài cơ thể, tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm phổi cho bệnh nhân, đặc biệt nguy cơ tử vong cao vì tắc mạch vành. Hiện nay có hai loại dụng cụ được sử dụng trên thế giới: Van Edwards và van Core valve, tuy nhiên giá thành cả 2 loại đều rất cao, khoảng 35.000USD. Đó là một rào cản không nhỏ cho sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân.
 
Mơ ước vươn tới đỉnh cao và chinh phục thử thách, các bác sĩ Việt Nam không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, hợp tác cùng các nước bạn thiết kế được dụng cụ có tên rất đơn giản van A (Aorta valve) để thay van ĐMC và van P (Pulmonary valve) để thay van ĐM phổi. Thay van ĐMC qua da tại Việt Nam bằng chính dụng cụ này chi phí sẽ rẻ hơn nhiều lần so với 2 loại van của Mỹ. Bệnh nhân Trần H. là người đầu tiên được áp dụng kỹ thuật này ở Việt Nam nên ông được miễn phí hoàn toàn. BS. Lân Hiếu cũng chính là người đặt stent cho ông H. 8 năm trước đây và thường xuyên theo dõi bệnh tình bệnh nhân. Đảm bảo cho ca thay van đầu tiên thành công, TS. BS. Lân Hiếu đã liên hệ mời GS. TS. Horst Sievert - Giám đốc Trung tâm Tim mạch Frankfurt (Đức), người đã thực hiện 250 ca thay van ĐMC qua da tại nhiều nước trên thế giới sang hỗ trợ về kỹ thuật.
 Bệnh nhân Trần H. được chăm sóc hậu phẫu.

Con đường cấy ghép van

ít xâm lấn

Dưới sự chuyển giao kỹ thuật của GS. Horst Sievert, kíp can thiệp có sự phối hợp giữa các chuyên gia của Viện Tim mạch Việt Nam và Trung tâm Tim mạch BV Đại học Y Hà Nội. Các chuyên gia đã tiến hành bộc lộ ĐM, tĩnh mạch đùi phải, qua đó chụp ĐMC và ĐMV, ĐM đùi trái và đặt máy tạo nhịp tạm thời ở thất phải. Đo kích thước vòng van ĐMC. Tiếp theo đưa van ĐMC nhân tạo qua đường mở ở ĐM đùi trái. Thả stent ở van ĐMC. Ca can thiệp diễn ra trong gần 3 giờ. Ngay sau khi can thiệp, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo (không gây mê, chỉ gây tê tại chỗ), tiếp xúc tốt.

TS. BS. Nguyễn Lân Hiếu cho biết, bệnh nhân H. có ĐMV một bên tắc hoàn toàn, một bên hẹp phải đã đặt stent, chỉ cần một chút sơ suất nhỏ có thể gây tắc nốt bên còn lại, bệnh nhân sẽ tử vong ngay lập tức. Rất may ca phẫu thuật diễn tiến hoàn toàn thuận lợi. TS. Lân Hiếu cũng cho biết sẽ tiếp tục cải tiến dụng cụ mới (van A) để khắc phục vấn đề những mảnh xơ vữa có thể bong ra và trôi lên não khi tháo dụng cụ ra khỏi ống đưa vào.

Câu chuyện từ phong hậu phẫu

Ở tuổi gần 80, trải qua một cuộc can thiệp thay van tim hồi hộp và có thể rủi ro, nhưng ông Trần H. khiến người nói chuyện bất ngờ vì sự minh mẫn, hoạt bát trong suy nghĩ cũng như thể trạng sức khỏe của ông. Là một nhà khoa học, từ khi có bệnh tim, ông đã tìm hiểu, đọc nhiều sách, tài liệu về bệnh của mình. “Tôi có lòng tin tuyệt đối vào các bác sĩ. Trường hợp của tôi là bất khả kháng, không can thiệp thay van tim không được. Chỉ một hoạt động gắng sức cũng có thể dẫn đến đột quỵ. Tôi đã chuẩn bị tư tưởng kỹ lưỡng cho dù xác định nếu có rủi ro. Khi ông giáo sư người Đức hỏi tôi có cần gây mê không. Tôi trả lời chỉ cần gây tê thôi, tôi muốn được theo dõi, hợp tác cùng các bác sĩ. Lần trước BS. Hiếu và BS. Hùng đặt stent cho tôi cũng chỉ gây tê, lần này cũng thế thôi”.
 
Có lẽ, chính sự hiểu biết và niềm tin với các bác sĩ đã cho ông nghị lực vượt qua cuộc phẫu thuật đầy thử thách. GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam trở về sau chuyến công tác đã đến thăm ngay bệnh nhân Trần H. và nói một câu khiến ông H. nhớ mãi: “Ông là người đầu tiên chứng minh một sự chuyển hướng mới trong lĩnh vực tim mạch can thiệp”. Niềm vui càng được nhân lên khi dụng cụ thay van ĐMC mới này được GS. Horst Sievert đánh giá cao. Giáo sư cũng thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm của dụng cụ cần khắc phục và khẳng định dụng cụ sẽ là điều kiện tốt cho nhiều bệnh nhân tim mạch Việt Nam cũng như trên thế giới có cơ hội được áp dụng kỹ thuật ưu việt này. Đây thực sự là tin vui cho nền y học nước nhà nói chung cũng như trong lĩnh vực tim mạch can thiệp nói riêng.
 

*Khi nao phải thay van tim?

Khi van tim bị tổn thương, tim sẽ bơm máu kém hiệu quả hơn, do vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu giàu ôxy đi nuôi cơ thể. Khi tim phải làm việc quá nhiều sẽ dẫn đến bị suy tim, gây ra khó thở, đau ngực, mệt mỏi và giữ nước lại trong cơ thể gây phù. Nếu điều trị nội khoa không kết quả th. có thể cần phải nong, sửa van hay thay van tim.

Theo các chuyên gia tim mạch, trong các bệnh gây tổn thương van ĐMC, bệnh tim do thấp và thoái hóa là những nguyên nhân chủ yếu. Hiện nay, nhiều bệnh nhân hẹp van ĐMC đến bệnh viện có kèm theo nhiều bệnh l. trầm trọng khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch. Trong số đó phần lớn là bệnh nhân có tuổi (từ 50 tuổi trở lên). Khi người bệnh không c.n đáp ứng tốt với các thuốc điều trị và nguy cơ tử vong do suy tim đang ngày một tăng lên th. chỉ định thay van ĐMC là “tiêu chuẩn vàng” đối với những trường hợp này, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có thể trải qua cuộc đại phẫu thay van qua mổ lồng ngực. Do vậy kỹ thuật thay van ĐMC qua da trở thành giải pháp tối ưu nhất.

Có 4 mức độ suy tim

Độ 1: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào cả, vẫn sinh hoạt và hoạt động về thể lực gần như b.nh thường.

Độ 2: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.

Độ 3: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động về thể lực.

Độ 4: Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi.

Những dấu hiệu nhận biết suy tim

Suy tim trái: Triệu chứng thường gặp nhất là khó thở. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, sau khó thở xảy ra thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở, nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng khác nhau. Có khi khó thở đến một cách dần dần, nhưng nhiều khi lại ập đến một cách đột ngột, khó thở dữ dội như trong cơn hen tim hay cơn phù phổi cấp.

Suy tim phải: Khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần và không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái. Ngoài ra bệnh nhân hay có cảm giác đau tức ở vùng hạ sườn phải (do gan to và đau).

Suy tim toàn bộ: Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng. Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.

MAI LINH


Ý kiến của bạn