Chiều nay, gần 900.000 thí sinh đến làm thủ tục dự thi THPT quốc gia năm 2019

24-06-2019 15:12 | Thời sự
google news

SKĐS - Chiều nay 24/6, gần 900. 000 thí sinh ltrong cả nước làm thủ tục dự thi THPT quốc gia tại 1.980 điểm thi, thí sinh cũng sẽ được nghi phổ biến quy chế thì và có thể đính chính sai sót thông tin nếu có.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đúng 14 giờ chiều, thí sinh có mặt tại các hội đồng thi THPT quốc gia 2019 để nghe phổ biến quy chế, làm thủ tục dự thi và đính chính sai sót thông tin (nếu có).

Năm kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ diễn ra vào 3 ngày từ 25 -27, cả nước có gần 38.050 phòng thi với 1.980 điểm thi.

Đáng lưu ý các số liệu đăng ký cho thấy, kỳ thi năm nay có 233.977 thí sinh chỉ đăng ký để xét tốt nghiệp THPT mà không có nhu cầu dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học (chiếm 26,38%); 622.925 thí sinh thi đăng ký để xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ (chiếm 70,22%); 30.202 thí sinh chỉ đăng ký để xét tuyển ĐH, CĐ (chiếm 3,04%).

Lịch thi cụ thể kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 3 ngày 25, 26 và 27/6

Ngày mai 25/6 thí sinh sẽ bước vào ngày thi đầu tiên với hai môn Ngữ Văn và Toán. Trong đó, Toán thi trắc nghiệm với thời gian làm bài 90 phút và môn Văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

Ngày 26/6, buổi sáng  thí sinh sẽ thi KHTN theo hình thức trắc nghiệm với các môn: Vật Lý, Hóa học và Sinh học thời gian làm bài 50 phút. Buổi chiều thí sinh dự thi môn Ngoại ngữ.

Ngày 27/6  buổi sáng thí sinh làm bài thi trắc nghiệm KHXH: Lịch sử, Đại lý và Giáo dục công dân thời gian làm bài 50 phút. 

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thị sát điểm thi tại Hoài Đức, Hà Nội

Để chuẩn bị cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, kỷ luật, sáng nay 24/6, Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã thị sát thi tại 2 điểm thi trường THPT Hoài Đức A và THCS Hoài Đức của huyện Hoài Đức Hà Nội. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo lưu ý công tác thanh kiểm tra  bởi theo ông đây là khâu yếu nhất của năm ngoái. Thanh tra cần thanh tra tất cả các quy trình, giám sát chặt chẽ tất cả các khâu, nếu sơ hở, không cụ thể từng quy trình sẽ dẫn đến rủi ro. Những người làm nhiệm vụ thi cần giám sát lẫn nhau, ví dụ cán bộ coi thi nếu phát hiện vấn đề gì xảy ra cần báo với Ban Chỉ đạo thi...

Bộ Trường Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng nhân mạnh, Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh/ thành phố chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức Kỳ thi tại địa phương; Việc chỉ đạo, điều hành công tác phối hợp tổ chức Kỳ thi đảm bảo chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả.

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia được Bộ xác định là nhiệm vụ quan trọng. Đây không chỉ là công việc chuyên môn của ngành mà còn là nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm với xã hội.

Do đó,  để tránh việc can thiệp vào các bài thi, năm nay Bộ tiến hành “đánh phách điện tử” phiếu trả lời trắc nghiệm nhằm tăng cường tính bảo mật, có thể phát hiện và truy xuất các tác động trái phép vào bài thi, dữ liệu chấm thi.


Thiên Đức
Ý kiến của bạn