Chiều 14/2: Cả nước đã tiêm 186 triệu liều vaccine; Khám hậu COVID-19 có được hưởng BHYT không?

14-02-2022 15:15 | Y tế

SKĐS - Đến chiều ngày 14/2, cả nước đã tiêm vượt 186 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Nhiều địa phương quyết liệt rà soát, đẩy nhanh tiêm chủng cho nhóm đối tượng có nguy cơ; Khám hậu COVID-19 có được hưởng BHYT không?

Cả nước đã tiêm được 186 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 11/2 cho biết cả nước đã tiêm tổng cộng 186,001,127 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 13/2, cả nước tiêm 476,747 liều vaccine phòng COVID-19

Đến ngày 13/2, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 169.300.315 liều: Mũi 1: 70.742.881 liều; Mũi 2: 68.201.178 liều ; Mũi bổ sung: 11.731.378 liều; Mũi 3: 18.624.878 liều

Có 53/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% - dưới 90% gồm: Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Phú Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương.

Chiều 14/2: Cả nước đã tiêm 186 triệu liều vaccine; Khám hậu COVID-19 có được hưởng BHYT không?  - Ảnh 1.

Đến chiều ngày 14/2, cả nước đã tiêm vượt 186 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Nhiều địa phương quyết liệt rà soát, đẩy nhanh tiêm chủng cho nhóm đối tượng có nguy cơ;

Số liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.430.819 liều, gồm mũi 1: 8.469.132 liều; Mũi 2: 7.961.687 liều.

42/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 cho trẻ trong độ tuổi này trên 90%; 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90%; hiện chỉ còn 8/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 cho trẻ từ 57% - dưới 80% .

Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương tập trung đẩy mạnh Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thần tốc mùa Xuân năm 2022; rà soát, tiêm vét các đối tượng nguy cơ cao, không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine; bảo đảm an toàn tiêm chủng.

Sở Y tế TP HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức, quận, huyện tăng cường rà soát và lập danh sách những người trở về từ các tỉnh, thành phố hoặc đang sống trên địa bàn chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ để vận động người dân đến cơ sở y tế tiêm chủng phòng COVID-19.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP tập trung triển khai, kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. Tiếp tục triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mùa Xuân.

UBND TP Hà Nội cũng đã yêu cầu đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng vaccine nhằm bảo vệ cho người dân, đặc biệt ở nhóm người trên 50 tuổi, người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng, tỷ lệ tử vong, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm trên địa bàn;

Tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà, đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

 Khám hậu COVID-19 có được hưởng BHYT không? 

Sở Y tế TP HCM đã có văn bản gửi đến giám đốc các đơn vị trực thuộc, yêu cầu các đơn vị không được điều chỉnh tăng giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, kể cả các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.

Theo đó, các đơn vị không lạm dụng các chỉ định cận lâm sàng khi khám sức khỏe cho người bệnh hậu COVID-19 trong trường hợp không cần thiết, không hạn chế quyền lợi của người bệnh khi đến khám chữa bệnh đối với các bệnh liên quan đến hậu COVID-19 bằng việc gợi ý, ép buộc người bệnh tham gia các gói dịch vụ khám sức khỏe hậu COVID-19 với giá khám theo yêu cầu.

Cụ thể, trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh các bệnh lý thuộc danh mục và phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), các đơn vị thu theo giá thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019 của Bộ Y tế. 

Trường hợp người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế, các đơn vị thu theo giá thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019 của Bộ Y tế.

Còn trường hợp người bệnh lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các đơn vị thu giá khám chữa bệnh theo yêu cầu đã kê khai với Sở Y tế và công khai giá để người dân lựa chọn.

Quảng Bình: Thêm 435 ca COVID-19; toàn tỉnh có hơn 3.000  F0 điều trị tại nhà

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 13/2/2022 đến 6 giờ ngày 14/2/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 435 ca mắc COVD-19, trong đó có tới 355 ca cộng đồng, 80 ca trong khu cách ly. Toàn tỉnh hiện có 3.162 ca đang điều trị tại nhà.

Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 10.881 ca; tổng số ca khỏi là 7.348; số đang điều trị tại bệnh viện là 357 ca; có 14 trường hợp tử vong.

Thực hiện Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, trong ngày 13/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 2.085 liều vaccine phòng COVID-19.

Hiện 98,22% người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 93,99%; Có 96,54% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 27,82%;

Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,20%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 83,64%.

Bộ Y tế hướng dẫn F0 điều trị tại nhà theo dõi sức khoẻBộ Y tế hướng dẫn F0 điều trị tại nhà theo dõi sức khoẻ

SKĐS - Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F0 điều trị tại nhà thực hiện tự theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị...

Thái Bình
Ý kiến của bạn