Hà Nội

Chiều 1/3: Việt Nam đã tiếp nhận hơn 218 triệu liều vaccine phòng COVID-19; tiêm gần 195 triệu liều

01-03-2022 15:29 | Y tế

SKĐS - Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 218 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó đã phân bổ 201,9 triệu liều. Đến chiều ngày 1/3, cả nước đã tiêm gần 195 triệu liều vaccine...

Theo Bộ Y tế, tính đến hết tháng 2/2022, tổng số vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận là hơn 218 triệu liều; cơ quan chuyên môn của Bộ đã phân bổ 201,9 triệu liều; số liều vaccine phòng COVID-19 còn lại do mới tiếp nhận nên hiện đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng.

Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 1/3 cho biết cả nước đã tiêm gần 195 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 28/2, cả nước tiêm 1.345.407 liều vaccine. Cao hơn nhiều so với các ngày trước đó.

Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.667.361 liều, trong đó mũi 1: 70.759.406 liều; Mũi 2: 68.564.762 liều; Mũi bổ sung: 13.714.859 liều; Mũi 3: 23.628.334 liều

Chiều 1/3: Việt Nam đã tiếp nhận hơn 218 triệu liều vaccine phòng COVID-19; tiêm gần 195 triệu - Ảnh 1.

Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 1/3 cho biết cả nước đã tiêm gần 195 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Đến nay đã có 61/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; chỉ còn 2/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90% là: Cao Bằng và Bình Dương

Về số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.957.734 liều, trong đó mũi 1: 8.722.620 liều; Mũi 2 là 8.235.114 liều.

Đến nay 53/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 2 trên 90%; còn 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90% là: Bắc Cạn, Hà Giang, Điện Biên, Quảng Bỉnh, Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, TP HCM, Đồng Tháp và Bình Dương.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;

Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi (trước mắt là vaccine Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới).

Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19, ngày 1/3, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 457/QĐ-BYT sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (Quyết định 2908 được ký ngày 12/6/2021).

Theo Quyết định 457 có hiệu lực từ ngày ký, vaccine được phê duyệt có tên Comirnaty (Tên khác: Pfizer BioNTech Covid-19 Vaccine).

Về thành phần hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, theo Quyết định này: Người từ 12 tuổi trở lên được tiêm mỗi liều 0,3 ml chứa 30 mcg vaccine mRNA Covid-19 (được bọc trong các hạt nano lipid).

Còn vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, mỗi liều 0,2 ml chứa 10 mcg.

Về dạng bào chế: Đối với vaccine cho người từ 12 tuổi trở lên là hỗn dịch đậm đặc pha tiêm và Hỗn dịch tiêm; Trong khi với vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là Hỗn dịch đậm đặc pha tiêm.

Cũng liên quan đến vaccine tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi, tại phiên giải trình "Dạy học trong bối cảnh COVID-19" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết thủ tục mua vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi cơ bản đã hoàn tất.

Sáng 1/3: Cả nước có gần 3.500 F0 nặng đang điều trị; Trẻ khỏi COVID-19, cần làm gì để đến trường trở lại? Sáng 1/3: Cả nước có gần 3.500 F0 nặng đang điều trị; Trẻ khỏi COVID-19, cần làm gì để đến trường trở lại?

SKĐS - Bộ Y tế cho biết trong số các ca COVID-19 đang điều trị hiện có gần 3.500 F0 nặng, số bệnh nhân phải thở máy và ECMO là 392 trường hợp; Cả nước có 30 tỉnh, thành ghi nhận ca COVID-19 trong ngày từ 1.000- gần 13.000; Trẻ khỏi COVID-19, cần làm gì để đến trường trở lại?

Thái Bình
Ý kiến của bạn