TS. Shin Young-soo, Giám đốc WHO TTBD: Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở khu vực đã nhân đôi nỗ lực vắc xin phòng ngừa. Sởi đạt kết quả ấn tượng với chỉ 5,7 trường hợp mắc/ 1 triệu trẻ. 32 quốc gia trong khu vực đã loại trừ sởi. Năm 2012 là thời hạn thanh toán sởi trong khu vực. WHO TTBD tự hào 9/10 quốc gia đã từ kiểm soát chuyển sang loại trừ, nhất ở là đồng bằng sông Mekong. Chiến lược An toàn VSTP hỗ trợ các nước về hệ thống quản lý thực phẩm. Năm ngoái, nhóm làm việc về an toàn VSTP đảm bảo định hình thực phẩm trong khu vực. Hệ thống y tế cần được cải thiện. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu trở thành ưu tiên của các quốc gia. WHO hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam trong nỗ lực thực hiện BHYT toàn dân. Các nước khác đã cải tổ nền y tế gồm Lào, Campuchia và Philippines.
Khu vực Tây Thái Bình Dương cần thiết kế lại chương trình dựa trên điều kiện kinh tế.
21 quốc gia và lãnh thổ có các thách thức chung. Quần đảo Solomon đạt tiến bộ trong loại trừ sốt rét với tỷ lệ tử vong giảm xuống rõ rệt. Đối với bệnh truyền nhiễm nhiệt đới, Micronesia đạt tiến bộ trong diệt bệnh phong.
7 nước đã thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu để hiện thực hoá MDG. Tại đảo Solomon, dân làng thích vì biết cách phòng ngừa bệnh và được hưởng thuốc miễn phí. Cần đưa ra gói dịch vụ thích hợp ở khu vực.
Đương đầu với bệnh truyền nhiễm vẫn là một thách thức hàng đầu tại khu vực. Cần cải thiện y tế công trong tương lai.
Tôi rất đau lòng vì nhiều người đã chết vì thiếu vắc xin hay thuốc, trong khi họ đã có thể được cứu sống.
WHO ủng hộ nỗ lực phòng ngừa các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD), phê chuẩn các chính sách quốc gia tới năm 2020. Có thể phòng ngừa NTD thông qua chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại các thôn bản. Về phòng chống thuốc lá, luật của Việt Nam đã được quốc hội thông qua. Vịnh Hạ Long, một kỳ quan thiên nhiên thế giới mới mà các đại biểu sẽ tới thăm, là địa điểm không có thuốc lá.
PV