Hà Nội

Chi tiết nhiệt độ các khu vực những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2025

23-01-2025 15:21 | Xã hội
google news

SKĐS - Trong dịp Tết, sẽ có các đợt không khí lạnh bổ sung khiến nhiệt độ ở miền Bắc duy trì thấp, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm thấp. Sau tết, hiện tượng mưa phùn vẫn xảy ra ở miền Bắc nhưng nền nhiệt tăng cao.

Không khí lạnh duy trì khiến miền Bắc rét đậm, rét hại kèm sương mùKhông khí lạnh duy trì khiến miền Bắc rét đậm, rét hại kèm sương mù

SKĐS - Thời tiết hôm nay (22/1), không khí lạnh duy trì khiến thời tiết Bắc Bộ rét, sáng sớm có sương mù, ban ngày trời nắng. Nam Bộ sáng mát mẻ, trời mù nhẹ, trưa nắng nóng.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong vòng 35 năm qua (từ năm 1990 đến năm 2024), Hà Nội có 7 năm mùng 1 Tết trời rét hại (nhiệt độ dưới 13 độ C): năm 1993, 1995, 1996, 2004, 2008, 2009 và 2012.

Tết rét đậm, rét hại tập trung trong giai đoạn từ năm 2013 trở về trước. Dịp Tết Nguyên đán năm 2025 đang cận kề. Năm nay, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ từ thứ Bảy, ngày 25/1 (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2 (tức hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Chi tiết nhiệt độ các khu vực những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2025- Ảnh 2.

Thời tiết Tết Âm lịch ở miền Bắc chủ đạo là mưa rét.

Theo cơ quan khí tượng, thống kê trung bình nhiều năm giai đoạn 25/1 - 2/2 dương lịch có khoảng 3,8 ngày rét đậm rét hại xuất hiện.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 sẽ chịu ảnh hưởng từ một đợt không khí lạnh tác động từ khoảng ngày 26-1-2025 dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp).

"So sánh với năm ngoái thì thời tiết Tết Nguyên đán 2025 ở miền Bắc đặc trưng là trời rét khá sâu và kèm theo có thể có mưa nhỏ, mưa phùn. Các tỉnh miền Trung thì sẽ mưa nhỏ. Năm nay mưa vào miền Trung không lớn như năm ngoái. Còn với Nam Bộ thì năm nay sẽ không có khả năng xảy ra nắng nóng như năm ngoái" - ông Lâm so sánh thời tiết Tết 2025 với Tết 2024.

Một trong những nguyên nhân khiến Tết năm 2025 có xu thế rét do giai đoạn này vẫn nằm trong cao điểm của thời kỳ chính đông.

 Từ ngày 26 - 31/1 (tức 27 tháng chạp đến mùng 3 tết Nguyên đán), miền Bắc chịu tác động của không khí lạnh mạnh, vùng núi rét đậm, nhiệt độ trung bình ngày từ 13 - 15 độ C.

Khu vực Đông Bắc bộ và Hà Nội sẽ có mưa phùn. Trong dịp Tết, sẽ có các đợt không khí lạnh bổ sung khiến nhiệt độ ở miền Bắc duy trì thấp, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm thấp. Sau tết, hiện tượng mưa phùn vẫn xảy ra ở miền Bắc nhưng nền nhiệt tăng cao.

Cụ thể, tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng (những nơi đầu tiên đón không khí lạnh), nền nhiệt sẽ giảm khoảng 8 - 9 độ C. Nhiệt độ thấp nhất trong dịp tết ở 2 địa phương này khoảng 5 - 6 độ C, cao nhất từ 18 - 19 độ C. Thời điểm rét nhất rơi vào ngày 26 - 27.12 (27 - 28 tháng chạp) với nhiệt độ thấp nhất 5 - 6 độ C, cao nhất 15 - 16 độ C.

Tại Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nền nhiệt giảm 6 - 7 độ C. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh là 10 - 11 độ C, cao nhất 22 - 23 độ C. Thời điểm rét nhất rơi vào ngày 26 - 29.1 (ngày 27 tháng chạp - mùng 1 tết) với nhiệt độ thấp nhất từ 10 - 12 độ C, cao nhất 17 - 18 độ C.

Trong khi đó, khu vực miền Trung cũng chịu ảnh hưởng bởi không khí lạnh nên xảy ra mưa, mưa rào. Trong dịp tết Nguyên đán, nhiệt độ tại Nam bộ có thể tăng cao từ ngày 18 - 27.1, cao nhất chỉ khoảng 32 độ C. Từ ngày 28.1, nhiệt độ sẽ giảm dần còn khoảng 30 độ C, không nắng nóng.

Tại TP.HCM, nhiệt độ trong 3 ngày từ 29 - mùng 2 tết cao nhất là 31 độ C, thấp nhất là 19 độ C. Những ngày sau đó, nhiệt độ tăng nhẹ khoảng 1 - 2 độ C.

Đến cuối tháng 2, không khí lạnh gia tăng cường độ, rét đậm rét hại dài ngàyĐến cuối tháng 2, không khí lạnh gia tăng cường độ, rét đậm rét hại dài ngày

SKĐS - Theo cơ quan khí tượng, từ nay đến cuối tháng 2, không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, gây nhiều ngày rét đậm, rét hại.



Ý kiến của bạn