Hà Nội

Chi phí chạy thận nhân tạo và điều trị lọc màng bụng

30-11-2021 20:00 | Y học 360
google news

Dưới áp lực chi phí ghép thận nặng nề, nhiều người bệnh đã chọn phương pháp lọc màng bụng để tiết kiệm mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.

Chi phí chạy thận nhân tạo và điều trị lọc màng bụng - Ảnh 1.

Nguồn ảnh: Internet

Khi thận suy yếu, các chức năng bài tiết không được thực hiện khiến chất thải và độc tố ứ đọng trong cơ thể sẽ đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Người mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối có thể được chỉ định các phương pháp điều trị như ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng...

Tuy nhiên, phương pháp ghép thận rất tốn kém, vừa khó tìm thận tương thích lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người bệnh thường cân nhắc chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Cùng với lợi thế linh hoạt thời gian, nhiều người đã lựa chọn lọc màng bụng. 

Xu hướng lựa chọn lọc màng bụng của người bệnh suy thận

Chi phí chạy thận nhân tạo và điều trị lọc màng bụng - Ảnh 2.

Số lượng người bệnh suy thận chọn phương pháp lọc màng bụng ngày càng tăng. Nguồn ảnh: Internet

Theo số liệu thống kê hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 3 triệu người bệnh được điều trị bằng liệu pháp thay thế thận dưới hình thức lọc máu.

Ở khu vực Châu Á, tỷ lệ sử dụng phương pháp lọc máu rất khác nhau. Tỷ lệ lọc máu thấp nhất là ở Ấn Độ và cao nhất là ở Đài Loan. Với phương pháp lọc màng bụng, tỷ lệ thấp thuộc về nhóm các nước đang phát triển như: Pakistan, Sri Lanka, Nepal và Myanmar; nhưng cao đến 80% ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy, hiện nay có khoảng 850 triệu người (tương đương hơn 10% dân số thế giới) bị các bệnh lý về thận. Dự báo con số nêu trên sẽ tăng gấp đôi năm 2030. Tình trạng suy thận không ngừng gia tăng do nhiều yếu tố như biến chứng của bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tại thận…

Hiện nay số lượng người bệnh ở nước ta lựa chọn lọc màng bụng đã có sự gia tăng đáng kể nhờ các ưu điểm nổi bật như: bảo tồn chức năng thận tốt hơn, linh hoạt thời gian, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện... Đặc biệt, phương pháp lọc màng bụng còn giúp người bệnh giảm thiểu áp lực chi phí trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.

Áp lực chi phí điều trị của người bệnh suy thận tại Việt Nam

Chi phí chạy thận nhân tạo và điều trị lọc màng bụng - Ảnh 3.

Áp lực chi phí điều trị có thể khiến người bệnh suy thận cảm thấy căng thẳng. Nguồn ảnh: Internet

Đối với người bệnh suy thận giai đoạn cuối, bài toán chi phí điều trị thật sự gây áp lực rất nặng nề khi còn bao gồm cả chi phí y tế trực tiếp và chi phí ngoài y tế. Tuy nhiên, nếu bạn có tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và lựa chọn phương pháp lọc màng bụng thì gánh nặng này sẽ được giảm nhẹ hơn rất nhiều. 

Chi phí y tế trực tiếp điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối

Người bệnh suy thận giai đoạn cuối có thẻ BHYT thì có thể yên tâm cho khoản chi phí này. Cũng như chạy thận nhân tạo, kỹ thuật lọc màng bụng hiện đã được BHYT thanh toán. 

Tùy theo mức độ tham gia bảo hiểm là 100%, 95% hay 80%, người bệnh sẽ được bảo hiểm chi trả theo mức tương ứng. Như vậy, người bệnh vẫn còn có thể xoay xở được với mức phí điều trị từ 0 đồng đến khoảng 2 triệu đồng. 

Chi phí ngoài y tế liên quan đến quá trình điều trị bệnh

Bên cạnh chi phí trực tiếp, người bệnh còn phải gánh chịu thêm những khoản chi phí có liên quan đến việc điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối sau đây. 

Chi phí trực tiếp ngoài y tế phát sinh khi khám ngoại trú

Các khoản chi phí trực tiếp ngoài y tế của người bệnh thận mạn giai đoạn cuối bao gồm: chi phí đi lại tới nơi khám chữa bệnh, chi phí ăn uống phát sinh trong quá trình đi khám bệnh, chi phí ở trọ trong trường hợp người bệnh cần phải thuê nơi nghỉ lại qua đêm, chi phí cho người chăm sóc cần phải trả phí...

Với phương pháp lọc màng bụng, người bệnh thường sẽ đến bệnh viện tái khám 1 lần/tháng. Vì thế, các khoản chi phí phát sinh có liên quan gần như được cắt giảm tối đa. Đồng thời, sức khỏe của người lọc màng bụng tốt hơn nên có thể không cần phải tốn thêm khoản chi phí chăm sóc chuyên nghiệp hỗ trợ khi đi khám ngoại trú.        

Chi phí gián tiếp do giảm năng suất lao động

Bệnh tật sẽ làm giảm năng suất lao động của người bệnh. Đặc biệt người bệnh thận mạn giai đoạn cuối thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và khó đảm đương công việc hiện tại. 

Theo kết quả khảo sát của tổ chức MAPI dựa trên bộ câu hỏi WLQ (Work Limitations Questionnaire), người chạy thận nhân tạo chịu ảnh hưởng tới năng suất lao động lớn hơn rất nhiều so với người lọc màng bụng. Kết quả trung bình, người bệnh chạy thận nhân tạo trong độ tuổi lao động có tỷ lệ giảm năng suất lao động là 13,6% trong khi tỷ lệ này ở nhóm lọc màng bụng chỉ là 6,4%.

Những hao tổn chi phí gián tiếp do giảm năng suất lao động sẽ ảnh hưởng lớn tới ngân sách của các gia đình. Do đó, khi đặt lên bàn cân, lọc màng bụng sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn, ít tác động đến công việc hơn vì người bệnh chỉ phải tái khám 1 lần/tháng.

Chi phí gián tiếp của người chăm sóc

Trong các chi phí mất đi liên quan tới bệnh tật còn phải kể đến khoản "thất thu" của người chăm sóc người bệnh. Khi cần đi tái khám hoặc điều trị, hầu hết người bệnh suy thận giai đoạn cuối đều cần phải có người chăm sóc đi kèm. Điều này khiến cho thu nhập của họ bị ảnh hưởng và đây cũng là một phần chi phí đáng kể.

Cụ thể với người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, khoảng 33,3-47,3% trường hợp cần có người chăm sóc hỗ trợ, tùy theo hình thức điều trị. Trong đó, thời gian chăm sóc của nhóm người bệnh chạy thận nhân tạo luôn cao hơn người bệnh lọc màng bụng. Vì thế, ước tính khoản chi phí gián tiếp của họ cũng cao hơn nhóm lọc màng bụng đến 3 lần.

Bên cạnh nỗi sợ hãi khi phải đối diện với nhiều rủi ro sức khỏe, chi phí điều trị luôn là một gánh nặng của người bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Nếu có BHYT và lựa chọn phương pháp phù hợp, người bệnh sẽ vơi bớt phần nào nỗi lo vì có thể giảm bớt chi phí cho quá trình điều trị.

Khi chọn phương pháp lọc màng bụng, nhiều người bệnh nghèo ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa đã giảm bớt phần nào gánh nặng chi phí nằm viện, di chuyển, sinh hoạt, chăm nom... Người bệnh được "tự do" hơn vì vẫn có thể tiếp tục làm việc phù hợp với tình trạng sức khỏe và sinh hoạt cùng người thân trong gia đình. Không những thế, lựa chọn này còn góp phần làm giảm đáng kể tình trạng quá tải ở bệnh viện và cả nguy cơ nhiễm bệnh trong tình trạng dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay.

Trong giai đoạn dịch COVID-19, khi người chạy thận nhân tạo phải tới bệnh viện định kỳ 3, thậm chí 4 lần/tuần, vừa nguy cơ nhiễm bệnh, vừa tốn kém, lại khó khăn do nhiều giai đoạn giãn cách không có phương tiện giao thông công cộng; thì người bệnh lọc màng bụng lại có thể lĩnh thuốc và dịch lọc màng bụng trong 3 tháng, giảm bớt chi phí, tránh nguy cơ lẫy nhiễm, thuận tiện hơn rất nhiều.


PV
Ý kiến của bạn