Hà Nội

Chỉ một cú click vào bài, có thể bạn sẽ cứu được người đột quỵ thoát nguy cơ tàn tật, tử vong

24-12-2018 16:30 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm để lại di chứng cho bản thân bệnh nhân gia đình và xã hội. Đột quỵ là cơn ác mộng bởi đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 thế giới sau ung thư và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, sa sút trí tuệ. Hiện nay đang có rất nhiều sai lầm trong cấp cứu và xử trí với những bệnh nhân đột quỵ. Chia sẻ của chuyên gia sẽ phần nào giúp người đọc hiểu để dự phòng cũng như xử trí khi gặp người đột quỵ.

Đột quỵ chia làm hai thể:  đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ chảy máu não

Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, theo thống kê chung, trên thế giới bệnh đột quỵ không chỉ gánh nặng toàn cầu, để lại di chứng nặng nề  cho người bệnh, có đến 90%,  bệnh nhân bị tàn tật và số bệnh nhân đột quỵ có thể  tự phục vụ chỉ 10%. Điều đáng nói là tỷ lệ đột quỵ đang có xu hướng gia tăng, năm 2010 thống kê trên thế giới tỷ lệ đột quỵ mắc đợt đầu là khoảng gần 7 triệu người, tỷ lệ tử vong khoảng 30%, nếu như không hạ cholesterol, kiểm soát chế độ ăn uống sinh hoạt đầy đủ thì đến năm 2030 sẽ có khoảng 22 triệu người người mắc đột quỵ và tỷ lệ tử vong 34% vẫn không giảm.

Tại Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên thống kê cục bộ tỷ lệ đột quỵ khoảng 300 nghìn người/ 100.000 nghìn dân. Và thống kê năm 2012 của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ đội quỵ chảy máu não chiếm 40-50%, tỷ lệ tử vong trong chảy máu não cũng chiếm khoảng 50%. Thời gian nhập viện cấp cứu sau đột quỵ là 42 giờ. Đây là thời gian cấp cứu rata dài sau đột quỵ. “Tại sao thời gian vàng nhập viện cấp cứu của Việt Nam lại chậm như vậy. Chúng ta đã hiểu phần nào về đột quỵ, tuy nhiên chúng ta cần có giải pháp nhiều hơn nữa để mọi người hiểu hơn và các giải pháp dự phòng về đột quỵ bên cạnh những thông tin của cán bộ y tế còn là sự vào cuộc của truyền thông đại chúng”, Chủ tịch Hội đột quỵ VIệt Nam cho hay.

Cũng theo GS. Thông, Đột quỵ được chia làm hai thể, thiếu máu não và đột quỵ chảy máu não. Trong đó thiếu mãu não chiếm 80-85% nguyên nhân là do tắc mạch, tắc mạch có thể  từ tim, từ hầm động mạch vữa xơ, hoặc do  một số nguyên nhân như gây co mạch. Còn chảy máu não: chiếm 15-20%, mặc dù tỷ lệ ít nhưng lại diễn ra rất nặng nề. Đột quỵ chảy máu não không những ở người trung niên, cao tuổi có nguy cơ cao, gần đây chúng ta cũng thấy có người trẻ tuổi cũng mắc đột quỵ, có người 35 tuổi cũng đã mắc đột quỵ.

Những yếu tố nguy cơ nào dẫn đến đột quỵ?

GS. Thông cũng chia sẻ, có rất nhiều yếu tố nguy cơ, trong đó có hai yếu tố nguy chính cơ dẫn đến đột quỵ. Đó là: Yếu tố không thay đổi được: Tuổi tác. Với những người tuổi cao, tuổi trung niên nguy cơ đột quỵ tăng cao, bởi vì  trong suốt cả quá trình làm việc bộ máy đã hoạt động quá mức dẫn đến hẹp lòng động mạch,  thành mạch xơ vữa. Đáng nói là, tỷ lệ đột quỵ ở nam gấp 2 lần nữ giới, nguyên nhân là nam giới trong cuộc  sống hàng ngày gánh vác nhiều công việc nặng nề lao động quá tải quá sức, lạm dụng rượu bia,hút thuốc lá..

Yếu tố nguy cơ thay đổi được: Như chúng ta đã biết, những người bị THA, Đái tháo đường, vữa xơ động mạch, hay những bệnh nhân một số bệnh lý về tim mạch là nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ. Vì thế để đề phòng cần thay đổi thói quen trong cuộc sống. Nếu bị THA,  ĐTĐ điều chỉnh chế độ, dùng thuốc đúng đủ theo chỉ định của bác sĩ, kiểm soát đường huyết với người đái tháo đường, kiểm soát huyết áp với người THA. Với người bị  vữa xơ động mạch cải tạo chế độ ăn sinh hoạt, giảm mỡ động vật, giảm thực phẩm phủ tạng động vật. Những người thừa cân béo phì, lạm dụng rượu bia, những người lối sống tĩnh tại ít rèn luyện, căng thẳng, lao động làm việc trong tư thế gò bó, đứng làm việc quá mức cũng là những người có yếu tố nguy cơ đột quỵ… Tất cả những yếu tố nguy cơ trên chúng ta có thể dự phòng để giảm tỷ lệ đột quỵ nếu chúng ta biết điều chỉnh và có lối sống lành mạnh.

GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ VIệt Nam

Sơ cứu người đột quỵ như thế nào ?

GS. Thông cũng chia sẻ, nếu có các dấu hiệu phát hiện một ai đó bị đột quỵ, lập tức người nhà sẽ làm những bước như sau.

Nếu bệnh nhân vẫn tỉnh thì đặt bệnh nhân nằm trên giường để chếch 30 độ. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống bất kể cái gì kể cả uống nước, hay uống thuốc hạ huyết áp kể cả lúc này huyết áp có lên đến 200mmHg vì tránh nguy cơ sặc và tắc nghẽn đường thở dễ gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

Nhanh chóng gọi cho cơ sở y tế gần nhất hoặc vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu bệnh nhân kịp thời.

Nếu bệnh  nhân trong tình trạng lơ mơ, ùn tắc đờm rãi phải khơi thông đường thở lau sạch đờm nhãi nếu  tụt lưỡi phải kéo lưỡi. Tuyệt đối không cho bệnh nhân  uống nước, thuốc hoặc cho bất cứ thứ gì vào miệng .

Nếu bệnh nhân hôn mê chúng ta phải đặt ngay bệnh nhân tư thể lệch, và có biện pháp chống nôn.

Nếu bệnh nhân ngưng tim thì phải ép tim và gọi người hỗ trợ  đưa ngay đến bệnh viên. Càng đưa đến bệnh viện sớm giờ nào bệnh nhân càng tránh được những rủi ro như tàn tật hay tử vong giờ đó.

“Thế giới phấn đấu từ khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ thời gian đưa đến cơ sở y tế gần nhất là 30 phút và 60 phút để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng cấp cứu và điều trị đột quỵ”. Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, GS. Nguyễn Văn Thông nói.

GS. Thông cũng lưu ý những biện pháp như chích máu đầu ngón tay, hay đánh gió bấm huyệt nhân trung không có tác dụng với người đột quỵ và điều này chỉ làm thời gian cấp cứu đột quỵ bị kéo dài thêm gây bất lợi cho người bệnh.


H.Nguyên
Ý kiến của bạn