Hà Nội

Chị em đừng chủ quan khi bị đau bụng dưới

21-07-2020 10:00 |
google news

SKĐS - Vùng bụng dưới ở phụ nữ liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh sản. Nhiều chị em hay gặp tình trạng đau bụng dưới khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, chị em cần chú ý những biểu hiện bất thường để có hướng xử lý kịp thời.

Bụng dưới chứa nhiều cơ quan như: đại tràng, trực tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, bàng quang, tiểu khung, phần phụ ở nữ (tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo…), tiền liệt tuyến (nam giới). Vì vậy, khi bất kỳ một cơ quan nào ở trong bụng dưới có vấn đề đều thể hiện bằng triệu chứng đau.

Đau bụng dưới là tình trạng đau vùng bụng dưới ngang rốn. Cơn đau thường âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn từng cơn. Tùy theo nguyên nhân, đau bụng dưới sẽ có những kiểu đau khác nhau, có thể đau bụng dưới bên trái hoặc đau bụng dưới bên phải, vậy nên cũng có hướng xử lý riêng.

Ảnh minh họa

Chị em cần chú ý khi có hiện tượng đau vùng bụng dưới

Hiện tượng đau bụng dưới thường xảy ra khi nữ giới gần đến tháng. Lúc này, tử cung co bóp để đẩy máu ra ngoài, sự co bóp này khiến chị em có cảm giác đau ở vùng bụng dưới. Đây là việc bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sản khoa, cơn đau này có thể báo hiệu về các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản, rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí có bệnh còn đe dọa đến tính mạng.

Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của bệnh nào?

Viêm ruột thừa

Đau nhói vùng bụng dưới bên phải, đau âm ỉ liên tục, buồn nôn, sốt, tiêu chảy hoặc táo bón thì khả năng cao là bạn đang bị viêm ruột thừa. Nên phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm nếu không sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng và có thể dẫn đến tử vong.

Mang thai ngoài tử cung

Nếu đau bụng dưới và chậm kinh thì hãy chú ý, vì rất có thể đó là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này xảy ra khi phôi thai hình thành và phát triển ngoài tử cung. Các triệu chứng như đau vùng chậu, chậm kinh hoặc thấy ra máu âm đạo bất thường (không trùng chu kỳ kinh như bình thường, số lượng ít, màu nâu đen,...) buồn nôn, chóng mặt.

Lạc nội mạc tử cung

Bệnh gây rối loạn bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong lại không nằm trong tử cung mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Nó tiếp tục phát triển dày lên vì không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, gây chảy máu nhiều hơn khi tới kỳ kinh nguyệt, kèm theo những cơn đau bụng dưới dữ dội.

U nang buồng trứng

Đây chỉ là u nang lành tính, nhưng nếu hình thành ngày càng nhiều thì gây cản trở quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt và đặc biệt là khiến chị em bị đau tức vùng bụng dưới.

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường gặp ở chị em từ 30 - 40 tuổi, là khối u lành tính, xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong tử cung, gây ra đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, gây ảnh hưởng đến công việc và đời sống.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn tấn công vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng, nếu không xử lý kịp thời tình trạng này, sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận hoặc nhiễm khuẩn huyết, .... Do đó, chị em cần chú ý các biểu hiện của bệnh như: đau vùng bụng dưới, đi tiểu đau buốt và hay tiểu mót.

Làm gì khi bị đau bụng dưới?

Chị em không nên chủ quan khi có dấu hiệu đau bụng dưới vì nó liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Vậy nên hãy đi khám bác sĩ để có câu trả lời chính xác cho tình trạng sức khỏe của mình.

Tình trạng đau bụng dưới ở phụ nữ hầu như đều liên quan đến bệnh phụ khoa. Vì vậy chị em nên vệ sinh vùng kín cẩn thận, nhất là trong những ngày “đèn đỏ”, để cân bằng độ pH, tăng cường sức đề kháng, giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra các chị nên chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín có độ pH=4-6, chiết xuất từ thảo dược với công nghệ kháng khuẩn Nano bạc, giúp khử mùi hôi, ngăn ngừa viêm nhiễm và ngứa...

nữ vương new

Số GPQC: 00614/2019/ATTP-XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn