1. Tại sao đạp xe có thể là hình thức tập luyện lý tưởng?
Các chuyển động khi đạp xe nhịp nhàng sẽ tác động đến các nhóm cơ lớn, chẳng hạn như cơ tứ đầu đùi, cơ gân kheo và bắp chân… đồng thời cũng mang lại bài tập tim mạch hiệu quả. Hoạt động hiếu khí này làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu và cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể.
-Tốt cho tim mạch: Đạp xe (dù là đạp xe trong nhà hay đạp xe ngoài trời), đều mang lại nhiều lợi ích về tim mạch, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể và tuổi thọ. Bằng cách tăng cường cơ tim và cải thiện lưu thông máu, đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ.
-Giảm cân: Đạp xe cải thiện hiệu quả sử dụng oxy và tăng cường chức năng ty thể trong cơ, cho phép thực hiện các hoạt động hàng ngày ít mệt mỏi hơn. Đạp xe ở cường độ vừa phải đốt cháy calo, khiến nó trở thành một công cụ hiệu quả để quản lý cân nặng và cải thiện vóc dáng cơ thể. Theo thời gian, đạp xe thường xuyên có thể giúp mọi người đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.
Đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ.
- Đạp xe giúp săn chắc và tăng cường cơ bắp: Ngoài sức khỏe tim mạch, đạp xe cũng góp phần nâng cao sức mạnh và độ săn chắc của cơ. Đạp xe chủ yếu tác động đến các cơ ở phần thân dưới - như cơ tứ đầu đùi, cơ gân kheo và cơ mông nhưng cũng là bài tập có lợi cho các cơ ở phần thân giữa và phần thân trên cơ thể.
Chuyển động lặp đi lặp lại của đạp xe giúp tăng cường sức mạnh và sức bền ở chân. Khi đạp xe sẽ tác động đến cơ tứ đầu đùi để duỗi đầu gối, cơ gân kheo để gập đầu gối và cơ bắp chân để ổn định mắt cá chân.
Theo thời gian, điều này sẽ tăng cường và săn chắc các nhóm cơ này, cải thiện sức mạnh tổng thể của phần thân dưới.
-Cải thiện tư thế: Đạp xe giúp cải thiện, duy trì sự cân bằng và tư thế, đặc biệt là khi đạp xe trên địa hình không bằng phẳng hoặc ở tốc độ cao. Các cơ bụng, bao gồm cơ bụng thẳng và cơ liên sườn, hoạt động để ổn định thân và xương chậu.
Đạp xe chủ yếu nhắm vào các cơ phần thân dưới, nhưng các cơ ở phần thân trên cũng được hoạt động ở mức độ ít hơn. Các cơ ở cánh tay và vai được tham gia ở một mức độ nào đó, đặc biệt là khi đạp xe lên dốc, điều khiển xung quanh chướng ngại vật hoặc sử dụng xe đạp cố định có tay lái đòi hỏi phải nắm chặt.
-Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính: Tác dụng tích lũy của việc cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức bền và săn chắc cơ thông qua đạp xe có thể góp phần kéo dài tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung.
Nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên, ngay cả trong thời gian ngắn, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và tăng tuổi thọ. Đạp xe thường xuyên có liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp và một số bệnh ung thư thấp hơn. Sự kết hợp giữa cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và giảm viêm góp phần phòng ngừa bệnh tật nói chung.
Đạp xe thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, giảm viêm và góp phần phòng ngừa bệnh tật.
-Đạp xe giải phóng hormone hạnh phúc: Hoạt động thể chất, bao gồm đạp xe, giải phóng endorphin - thường được gọi là hormone hạn phúc, mang lại cảm giác thoải mái, giúp thúc đẩy tâm trạng tích cực và giảm mức độ căng thẳng.
Đạp xe ngoài trời cũng giúp mọi người tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên, có thể tăng cường sản xuất vitamin D, cải thiện trạng và sức khỏe tinh thần.
2. Thêm đạp xe vào thói quen hàng ngày
Kết hợp đạp xe vào thói quen hàng ngày, ngay cả khi chỉ 10 phút, có thể vừa dễ thực hiện, vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm tăng tuổi thọ và săn chắc cơ bắp.
Cho dù đạp xe đi làm, sử dụng xe đạp cố định trong giờ nghỉ hay tận hưởng chuyến đi nhàn nhã vào buổi tối, tính nhất quán là chìa khóa để gặt hái những lợi ích sức khỏe này.
Bắt đầu với những chuyến đi ngắn, tăng dần thời gian và cường độ khi mức độ thể lực được cải thiện. Đặt ra các mục tiêu có thể đạt được sẽ khuyến khích tính nhất quán và tuân thủ lâu dài chế độ đạp xe.
Chọn một chiếc xe đạp hoặc xe đạp cố định phù hợp với sở thích cá nhân và mục tiêu thể lực. Xe đạp vừa vặn và điều chỉnh đúng cách đảm bảo sự thoải mái và giảm nguy cơ chấn thương trong khi đạp xe.
Để duy trì sự hứng thú và tối đa hóa lợi ích, hãy thay đổi thói quen đạp xe bằng cách khám phá các tuyến đường khác nhau, điều chỉnh mức độ kháng cự hoặc kết hợp các buổi tập luyện ngắt quãng. Sự đa dạng giúp giảm sự nhàm chán và thử thách các nhóm cơ khác nhau.
Mời bạn xem thêm video
10 lời khuyên của bác sĩ giúp phòng bệnh tim mạch hiệu quả | SKĐS