Chèo chống giúp 3.000 hộ dân ngập lụt ở 'rốn lũ' Nghệ An

27-09-2021 15:08 | Xã hội
google news

SKĐS - Mưa lớn trong 3 ngày qua trên địa bàn Nghệ An khiến hàng ngàn ngôi nhà bị ngập, nhiều làng mạc bị chia cắt. Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Hiện, các lực lượng chức năng đang khẩn trương vào tâm lũ hỗ trợ người dân.

Khẩn trương khắc phục hậu quả ở tâm lũ Nghệ An   - Ảnh 1.

Các lực lượng chức năng huyện Quỳnh Lưu vào các địa bàn ngập lụt hỗ trợ người dân.

Sáng 27/9, ông Hoàng Văn Bộ - Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, huyện đã tăng cường thêm nhiều lực lượng vào các địa bàn ngập lụt nặng ở dọc sông Thái để hỗ trợ người dân và khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua.

Khẩn trương khắc phục hậu quả ở tâm lũ Nghệ An   - Ảnh 2.

Địa bàn có khoảng 3000 hộ dân bị ngập, 600 hộ dân bị cô lập.

Khẩn trương khắc phục hậu quả ở tâm lũ Nghệ An   - Ảnh 3.

Nhiều địa bàn nước ngập sâu hơn 1m.

Khẩn trương khắc phục hậu quả ở tâm lũ Nghệ An   - Ảnh 4.

Huyện đã tăng cường nhiều lực lượng vào các vùng ngập sâu giúp đỡ người dân.

Ông Bộ cho biết thêm, sáng nay tuy mưa đã ngớt nhưng nước rút rất chậm. Bởi vậy, vẫn còn hơn 3000 hộ dân ở xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Giang, Quỳnh Hồng, Quỳnh Thanh… đang bị ngập. Hơn 600 hộ dân bị cô lập. Ngoài ra, 22 xã đang bị ngắt điện.

Khẩn trương khắc phục hậu quả ở tâm lũ Nghệ An   - Ảnh 5.

Các nhu yếu phẩm được trao tận tay cho người dân.

Khẩn trương khắc phục hậu quả ở tâm lũ Nghệ An   - Ảnh 6.

Khẩn trương khắc phục hậu quả ở tâm lũ Nghệ An   - Ảnh 7.

Theo báo cáo ban đầu, huyện Quỳnh Lưu bị thiệt hại hơn 1.200 tấn muối, 400 ha nuôi trồng thủy sản, gần 1000 ha rau màu, 1000 gia súc…

Để chủ động ứng phó với tình trạng ngập lụt, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Quỳnh Lưu chỉ đạo các nghành, các địa phương tập trung rà soát, có phương án di dời nhưng hộ dân ở những vùng nguy cơ ngập lụt.

Khẩn trương khắc phục hậu quả ở tâm lũ Nghệ An   - Ảnh 8.

Khẩn trương khắc phục hậu quả ở tâm lũ Nghệ An   - Ảnh 9.

Ca nô được tăng cường để đến từng hộ dân bị ngập sâu.

Đồng thời, chủ động bố trí lực lượng theo dõi tình hình, diễn biến và chủ động các phương án, phương tiện kịp thời ứng cứu khi cần thiết; Đảm bảo an toàn cho người và tài sản cho người dân.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện cũng đề nghị xí nghiệp thủy lợi tập trung vận hành các công trình để tiêu thoát nước nhanh; Yêu cầu các địa phương kiểm tra và hỗ trợ khó khăn về lương thực thực phẩm đối với các hộ dân bị ngập lụt.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Truyền thông về xử lý nước sinh hoạt cho hộ gia đình trong mùa lũ trên Báo Sức khỏe và Đời sống


V. Đồng
Ý kiến của bạn