Hà Nội

Chế độ vận động cho bệnh nhân viêm ruột thừa

28-10-2024 17:03 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Người bị bệnh viêm ruột thừa nên vận động một cách nhẹ nhàng. Nếu phải mổ ruột thừa, bệnh nhân cần đi lại hết sức từ từ và nhẹ nhàng để tránh biến chứng liệt ruột và viêm phổi.

1. Vai trò tập luyện với người bệnh viêm ruột thừa

Ruột thừa là một phần thuộc hệ tiêu hóa của con người, bình thường nằm ở đáy manh tràng, gần chỗ tiếp nối giữa ruột non và đại tràng bên phải. Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa. Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa (sỏi phân, phì đại các nang bạch huyết dưới niêm mạc, dị vật, khối u của ruột thừa hoặc manh tràng) có thể là nguyên nhân gây viêm.

Lượng vi khuẩn nhân lên nhanh chóng do tắc nghẽn khiến ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, tràn mủ vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Trường hợp khác, viêm ruột thừa có thể bị giới hạn lại bởi các cơ quan lân cận và hình thành các ổ áp xe.

Khi mắc người bệnh có biểu hiện đau bụng. Cơn đau khởi phát ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn. Thường đau âm ỉ liên tục, ít khi dữ dội hay đau thành cơn. Cơn đau có xu hướng tiến triển nặng trong vòng 24 giờ.

Sau 2-12 giờ, đau di chuyển xuống vùng hố chậu phải (trên bẹn) và tăng dần về cường độ đau. Kiểu đau di chuyển điển hình này là triệu chứng đáng tin cậy nhất của viêm ruột thừa cấp.

Chế độ vận động cho bệnh nhân viêm ruột thừa- Ảnh 1.

Viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính ở ruột thừa. Ảnh minh hoạ

Tùy vào cơ địa của bệnh nhân, tùy vào vị trí của ruột thừa và nên vị trí và tính chất của cơn đau có thể khác biệt ở mỗi người.

Người bệnh thường sốt nhẹ, khoảng 37,5 - 38 độ C. Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như: Chán ăn/ăn không ngon, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, hiếm khi có táo bón.

Việc xử trí muộn viêm ruột thừa thông thường do định hướng chẩn đoán sai, lạm dụng chẩn đoán hình ảnh, thậm chí từ sự chủ quan của người bệnh hoặc nhân viên y tế.

Do tính chất đau bụng ban đầu người bệnh sẽ đau vùng thượng vị sau đó lan xuống hố chậu trái rồi khu trú tại hố chậu phải (điểm McBurney) nên có thể giống với bệnh lý khác nên định hướng chẩn đoán lâm sàng ban đầu rất quan trọng đối với điều trị viêm ruột thừa.

Chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, bác sĩ Phạm Đức Minh cho hay, khi bị viêm ruột thừa, người bệnh nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có hướng can thiệp sớm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Các trường hợp không được điều trị kịp thời có thể xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng.

Khi điều trị viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, để từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi người bệnh. Có thể phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi.

Tập luyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý, đặc biệt là trong trường hợp của bệnh viêm ruột thừa. Có các bài tập phù hợp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng viêm ruột thừa.

2. Chế độ vận động cho bệnh nhân viêm ruột thừa

Thời gian hồi phục sau khi mổ viêm ruột thừa nội soi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phẫu thuật, cách chăm sóc hậu phẫu và chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân.

2.1. Tập luyện 3 đến 5 ngày sau mổ ruột thừa

Thông thường với phương pháp nội soi, vết mổ lành lại chỉ trong khoảng từ 3 đến 5 ngày và bệnh nhân có thể trở lại với các hoạt động thường ngày, tuy nhiên nên tránh các động tác gập người hay vươn tay xa.

Chế độ vận động cho bệnh nhân viêm ruột thừa- Ảnh 2.

Người bệnh sau mổ viêm ruột thừa nên vận động nhẹ nhàng Ảnh minh hoạ

Trong thời gian này người bệnh cần nghỉ ngơi và không nên hoạt động quá sức, đặc biệt không nên tập thể dục hoặc làm bất cứ việc gì liên quan đến vận động mạnh.

2.2. Đi bộ

Người bệnh có thể luyện tập bằng cách đi bộ vài phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa táo bón.

2.3. Tập thể thao nhẹ nhàng 4 tuần sau mổ

Sau khoảng 4 tuần, khi vết mổ viêm ruột thừa đã hoàn toàn bình phục, bệnh nhân có thể bắt đầu tập luyện các bài tập thể thao nhẹ nhàng và tăng dần cường độ. Khi mới tập trở lại, bạn không nên chơi các môn thể thao vận động mạnh.

2.4. Tập thể thao sau khi đã bình phục

Khi cơ thể đã hoàn toàn ổn định, bệnh nhân có thể trở lại với các môn thể thao yêu thích.

3 dấu hiệu khẩn cấp báo hiệu viêm ruột thừa3 dấu hiệu khẩn cấp báo hiệu viêm ruột thừa

SKĐS - Các cơn đau ruột thừa thường có những đặc trưng riêng. Vì thế nếu bạn nhận biết kịp thời, tiên lượng sớm sẽ tránh được những khó khăn, phức tạp và các biến chứng khôn lường.


Văn Thắng
Ý kiến của bạn