Hà Nội

Chế độ dinh dưỡng khi bị sỏi đường mật

01-02-2015 08:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Gần đây tôi thấy da bị vàng, hay sốt và đau bụng. Tôi đi khám, bác sĩ nói có sỏi ở đường mật, tuy nhiên sỏi nhỏ nên chưa cần can thiệp.

Gần đây tôi thấy da bị vàng, hay sốt và đau bụng. Tôi đi khám, bác sĩ nói có sỏi ở đường mật, tuy nhiên sỏi nhỏ nên chưa cần can thiệp. Và khuyên nên có chế độ dinh dưỡng riêng. Vậy xin bác sĩ tư vấn cụ thể cho chế độ ăn của bệnh này.

Lê Thanh Sơn (Thanh Hóa)

Sỏi nằm trong ống mật chủ và các đường mật trong gan. Khi sỏi nhỏ và không gây tắc mật, bệnh nhân có thể hoàn toàn không có triệu chứng nhưng khi sỏi lớn gây tắc hẹp đường mật có thể gây ra các triệu chứng xuất hiện theo trình tự: đau - sốt - vàng da. Ngoài những biến chứng cấp tính như viêm đường mật, nhiễm khuẩn đường mật, áp-xe đường mật, ứ mật lâu dài sẽ dẫn đến xơ gan ứ mật thứ phát. Trên 50% trường hợp viêm tụy cấp có liên quan đến sỏi ống mật chủ và tiên lượng viêm tụy trong những trường hợp này thường rất nặng. Những người mắc bệnh này nên có chế độ ăn giảm mỡ và các chất béo. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như phủ tạng động vật nhưng bệnh nhân vẫn có thể ăn ít trứng và vì trứng gà không gây đau thắt mật lại tạo ra sự kích thích cần thiết cho túi mật kịp thời bài tiết dịch mật ngăn ngừa việc ứ đọng dịch tránh hình thành sỏi. Tăng đạm để chống thoái hóa mỡ tế bào gan vì cholin và methionin có trong chất đạm còn được gọi là những chất tiêu mỡ có tác dụng chuyển hóa các chất béo từ gan đến kho dự trữ mỡ dưới da. Ăn thức ăn giàu đường bột (glucid) dễ tiêu lại không ảnh hưởng đến mật, nhiều chất xơ giúp tiêu hóa tốt. Ăn nhiều rau quả tươi giàu vitamin B, C để tăng chuyển hóa mỡ và bột. Thực hiện chế độ ăn giảm cholesterol và ngăn chặn nhiễm khuẩn đường ruột nhất là do ký sinh trùng bằng vệ sinh ăn uống và tẩy giun định kỳ.  

BS. Mai Huệ

 


Ý kiến của bạn