Chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân phẫu thuật ung thư lá lách nhanh hồi phục

13-09-2024 06:20 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh sau phẫu thuật lá lách thế nào để giúp nhanh phục hồi, liền vết mổ và giảm các biến chứng sau phẫu thuật là điều rất quan trọng. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.

Vai trò của dinh dưỡng đối với người mổ ung thư lá lách

Chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, GS.TS Lê Thị Hương (Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K) cho biết, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Ung thư là một bệnh mãn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Đồng thời tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh.

Do vậy hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư với ý nghĩa hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư. Cùng với đó các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh.

Với bệnh nhân ung thư lá lách được phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… rất cần chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để bồi bổ cơ thể. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp người bệnh tăng sức "chiến đấu", hồi phục tình trạng suy kiệt, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư. Nếu chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư kém cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng điều trị và sức khỏe của người bệnh.

Sau phẫu thuật ung thư lá lách, bệnh nhân mất máu, mất dịch thể, cảm thấy đau vết mổ, ăn uống kém hơn do sức khỏe chưa hồi phục, tâm lý ăn uống kiêng khem sợ tạo sẹo hoặc mưng mủ vết mổ… Do đó, xây dựng cho bệnh nhân phẫu thuật lá lách một chế độ ăn đúng sau phẫu thuật là điều rất cần thiết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mổ lá lách cần lưu ý nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, năng lượng để giúp cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các thực phẩm loãng, dễ tiêu, bổ sung nhiều chất xơ từ trái cây tươi, hoa quả, ngũ cốc nên được đưa vào chế độ ăn của người phẫu thuật lá lách để đảm bảo phục hồi sức khỏe được nhanh chóng.

Chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân phẫu thuật ung thư lá lách nhanh hồi phục- Ảnh 2.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ung thư lá lách là điều cần được quan tâm. Ảnh: TL

Sau phẫu thuật lá lách người bệnh nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi thể trạng?

Bệnh nhân phẫu thuật cắt lá lách dù là phương pháp phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi ít xâm lấn thì thời gian đầu sau mổ vẫn buộc phải ăn uống qua dịch truyền tĩnh mạch.

Sau khi các chức năng cơ thể đã phục hồi, bác sĩ sẽ thăm khám và nếu đủ điều kiện sẽ cho  bệnh nhân xuất viện về nhà. Người chăm sóc và cả bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc sau mổ cùng chế độ ăn của người bệnh để giúp cho quá trình phục hồi diễn ra được an toàn, nhanh chóng.

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn của người mổ lá lách sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần nắm  chế độ ăn uống cho giai đoạn hồi phục.

Để tăng cường hệ miễn dịch, bệnh nhân cần hạn chế ăn các loại thịt đỏ, sản phẩm sữa có chứa nhiều chất béo. Thay vào đó nên tăng cường ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Bông cải xanh và rau bina là những thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp loại bỏ oxy hóa trong máu, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, chế độ ăn của người mổ lá lách cũng không thể thiếu các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá mòi... Những loại cá này chứa lượng omega-3 dồi dào, mang lại tác dụng chống viêm hiệu quả cho người cắt bỏ lá lách.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, do đó các món lỏng, dễ tiêu như cháo, súp là thức ăn phù hợp trong giai đoạn này. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa trong ngày, không ăn quá no hay quá nhiều trong một bữa.

Sau phẫu thuật người bệnh nên thay mỡ động vật bằng các loại chất béo có lợi như dầu oliu, dầu cá. 

Người bệnh ung thư lá lách nên thường xuyên ăn rau xanh, hoa quả tươi. Vì trong rau xanh, hoa quả tươi có chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.

Bệnh nhân sau phẫu thuật nên bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng giúp cơ thể tăng đề kháng, tránh bệnh tái phát và phòng chống các bệnh khác.

Hãy ăn những thức ăn còn nóng và được nấu chín để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, giúp cơ thể hấp thụ được lượng dưỡng chất tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân phẫu thuật ung thư lá lách nhanh hồi phục- Ảnh 4.

Bệnh nhân sau phẫu thuật nên bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng giúp cơ thể tăng đề kháng. Ảnh minh họa: TL

Một số lưu ý khi thực hiện chế độ ăn cho người mổ lá lách

Không chỉ lưu ý về chế độ ăn của người mổ lá lách, bệnh nhân còn cần chủ động lắng nghe cơ thể, theo dõi kỹ những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng và biến chứng, nhất là trong giai đoạn ngay sau phẫu thuật.

Trường hợp bệnh nhân không ăn uống được gì hay bị nôn mửa ngay sau khi ăn thì phải thông báo ngay tình hình để bác sĩ điều trị có hướng xử lý.

Nếu bệnh nhân có nhu cầu bổ sung các loại viên uống vitamin tổng hợp hoặc các chất bổ sung thì phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Những thực phẩm bệnh nhân mổ lá lách cần hạn chế ăn hoặc nên tránh

Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư lá lách cần hạn chế ăn các chế phẩm, thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật như mỡ lợn, gà, bò, dầu dừa và đồ ăn chiên rán.

Tránh thực phẩm lên men, chế biến sẵn như dưa, cà muối, thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, sa tế hay bia rượu, thuốc lá sẽ gây tác động lên vết thương hở. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật nên tránh các loại thức ăn gây ảnh hưởng đến vết mổ.

Người bệnh cần hạn chế thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, đồ nướng bởi những loại thực phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư.

Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo.

Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với người bệnh ung thư. Do đó, bệnh nhân ung thư lá lách nên đến gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả.

Hai giờ 'nghẹt thở' đưa toàn bộ dạ dày, ruột , lá lách bé sơ sinh 3 giờ tuổi về đúng vị tríHai giờ "nghẹt thở" đưa toàn bộ dạ dày, ruột , lá lách bé sơ sinh 3 giờ tuổi về đúng vị trí

SKĐS - Các bác sĩ bệnh viện Nhi Thái Bình đã tiếp nhận và xử trí thành công trường hợp trẻ sơ sinh bị thoát vị hoành thể nặng. Đó là bé N.D.N 03 giờ tuổi ở Hồng Châu - Đông Hưng Thái Bình.

Bác sĩ “trả lại” dạ dày, lá lách, gan.. bị lộn lên phổi về đúng vị trí cho bé 2 ngày tuổiBác sĩ “trả lại” dạ dày, lá lách, gan.. bị lộn lên phổi về đúng vị trí cho bé 2 ngày tuổi

SKĐS - Các bác sĩ Khoa Ngoại - Bệnh viện Sản Nhi nghệ An vừa cấp cứu thành công một bé trai sinh ra khi mới được 2 ngày tuổi bị thoát vị cơ cơ hoành trái bẩm sinh thể nặng, khiếm khuyết gần 3/4 cơ hoành với lách, dạ dày, toàn bộ thùy trái gan. Một phần ruột và gan của cháu chèn lên phổi và tim gây suy hô hấp, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.


L.Vũ (th)
Ý kiến của bạn