Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà

SKĐS - Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Theo đó, người nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

Người nhiễm COVID-19 cần tăng cường dinh dưỡng

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những trường hợp người bệnh nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện "hàng rào" bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng.

Khi bị nhiễm COVID-19, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng.

Người nhiễm COVID-19 đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng. Nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách người bệnh sẽ suy dinh dưỡng nặng. Suy dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy và tăng chi phí điều trị.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng

Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà - Ảnh 2.

Dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà cần đủ chất và đa dạng thực phẩm.

Bữa ăn của người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

Bổ sung thêm bữa phụ 

Cần bổ sung thêm 1 - 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt nên bổ sung khi người bệnh ăn kém do sốt, ho, mệt mỏi...

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà - Ảnh 3.

Cần bổ sung thêm 1 - 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa.

Nhóm thực phẩm cần tăng cường

Người bệnh nên ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc, đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng. Bổ sung thêm trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại.  Sử dụng gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà - Ảnh 4.

Các gia vị như tỏi, gừng giúp tăng cường sức đề kháng cho người nhiễm COVID-19.

Người bệnh cần lưu ý

Không bỏ bữa, cần ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ. Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ. Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh. Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng. Bảo đảm vệ sinh, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm. Nếu sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Dinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ trong mùa dịchDinh dưỡng phòng bệnh cho trẻ trong mùa dịch

SKĐS -Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, do hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Để trẻ khỏe mạnh và có sức đề kháng phòng bệnh trong mùa dịch COVID-19, cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Cẩm nang hướng dẫn phòng tránh COVID-19 khi tham gia mua sắm


Việt An
Ý kiến của bạn