Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư ruột non

01-10-2024 20:24 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là ruột non. Với bệnh nhân ung thư ruột non, ngoài việc tuân thủ điều trị thì dinh dưỡng cũng là vấn đề rất quan trọng.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh ung thư ruột non

Ung thư ruột non là bệnh khá nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Bởi ruột non là bộ phận quan trọng của đường tiêu hóa, nếu bộ phận này gặp các vấn đề như tắc ruột, u ruột hoặc thậm chí là ung thư thì hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi hệ tiêu hóa không thực hiện được vai trò của nó một cách đầy đủ và tốt nhất thì sẽ đe dọa đến tính mạng của con người.

Ngoài việc điều trị thì dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư ruột non cũng là vấn đề rất quan trọng, không thể thiếu. Đa phần bệnh nhân ung thư ruột non do thiếu hiểu biết, lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát nên không dám ăn uống, chế độ ăn thực dưỡng dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng như không đủ sức khỏe để điều trị bệnh.

Chia sẻ với Báo Sức khỏe và Đời sống, TS.BS. Phạm Thị Việt Hương, Chuyên khoa ung thư, Bệnh viện Quốc tế Vinmec cho biết: Đáp ứng đủ dinh dưỡng khi điều trị ung thư sẽ mang lại lợi ích như duy trì được sức khỏe để theo đuổi quá trình điều trị, hạn chế được độc tính và tác dụng phụ của thuốc hóa trị, xạ trị, nhanh chóng làm lành vết mổ, phục hồi sức khỏe nhanh sau phẫu thuật, cải thiện tâm trạng người bệnh.

Điều trị ung thư ruột non là 1 quá trình lâu dài, gồm nhiều phương pháp, do đó việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị rất quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư ruột non- Ảnh 1.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là một phần rất quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh ung thư ruột non. Ảnh minh họa

2. Các dưỡng chất cần thiết với người bệnh ung thư ruột non

Bệnh nhân ung thư ruột non có chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm, bột, đường, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước... Cùng với sự ảnh hưởng của khối ung thư và những phương pháp điều trị bệnh làm cho sức khỏe bệnh nhân suy kiệt nặng nề, việc bổ sung chất dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm tốt cho người mắc ung thư ruột non là rất cần thiết.

Cá hồi

Có thể nói cá hồi nói là thực phẩm "tốt không có chỗ chê". Bởi cá hồi không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch, tốt cho tiêu hóa, giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường sức khỏe cho mắt, cũng như não bộ mà còn có tác dụng tốt cho bệnh nhân ung thư ruột non.

Cá hồi chứa rất nhiều vitamin D, bạn nên đưa cá hồi vào thực đơn hằng ngày.

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt nâu, lúa mì, gạo, yến mạch, diêm mạch… rất giàu chất xơ, phytochemical, vitamin B và protein. Trong đó, chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột non. Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất có lợi cho người bệnh ung thư đang trong và sau điều trị, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, tăng hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.

Lạc

Lạc hay còn gọi là đậu phộng cũng là một trong những thực phẩm có tác dụng phòng ung thư ruột non. Nguyên nhân là bởi trong lạc có chứa rất nhiều chất xơ, có tác dụng trong việc thúc đẩy tiêu hóa, đẩy lùi nguy cơ ung thư ruột non.

Táo

Táo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, kali và vitamin C. Tất cả những thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi ở bệnh nhân ung thư ruột non.

Ngoài ra, chất xơ trong táo còn thúc đẩy thức ăn, nước uống di chuyển qua đường tiêu hóa một cách dễ dàng, thuận lợi, tránh táo bón, khó tiêu… Trong khi đó, kali trong táo ảnh hưởng đến sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước – một tác dụng phụ thường gặp trong quá trình hóa trị.

Vitamin C cũng hoạt động tương tự như một chất chống oxy hóa, hỗ trợ chức năng miễn dịch và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.

Gừng

Gừng cũng là loại thực phẩm bạn nên dùng nếu muốn giảm nguy cơ ung thư ruột non bởi gừng là gia vị có tính kháng viêm. Nếu trong ruột già xuất hiện khối u, gừng sẽ giúp giảm viêm, giảm nguy cơ khối u phát triển thành ung thư.

Đặc biệt, với thời tiết lạnh, việc dùng gừng thường xuyên sẽ đồng thời còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể bạn.

Quả mọng

Các loại quả mọng như việt quất xanh, mâm xôi đen, nam việt quất… được khuyến khích thêm vào chế độ ăn của người bệnh ung thư ruột non bởi có đặc tính chống oxy hóa, giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.

Gạo nâu là thực phẩm có chứa lượng chất xơ cao, có tác dụng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột non. Các chất xơ có axit béo chuỗi ngắn trong gạo nâu còn có tác dụng làm ngừng lại sự tăng trưởng tế bào ung thư. Vì vậy, bạn có thể dùng gạo nâu để nấu cơm thay vì dùng các loại gạo trắng thông thường.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư ruột non- Ảnh 2.

Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh làm cho sức khỏe bệnh nhân suy kiệt nặng nề, việc bổ sung chất dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm tốt cho người mắc ung thư ruột non là rất cần thiết. Ảnh minh họa

3. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư ruột non

Các bác sĩ BV K Trung ương khuyến nghị ăn uống hợp lý cần thiết với những người hồi phục sau điều trị thành công cũng như dinh dưỡng hỗ trợ cho bệnh nhân nặng. Bên cạnh, việc thực hiện nghiêm túc chế độ theo dõi, tái khám thường xuyên theo định kỳ, người chăm sóc bệnh nhân cần chú ý các mức độ can thiệp dinh dưỡng khác nhau trong suốt quá trình điều trị và tiến triển của bệnh. 

Đối với người bệnh ung thư ruột non cần lưu ý thực hiện chế độ ăn uống như sau:

- Ăn thành các bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn ưa thích và không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, các loại gia vị và nước sốt trong món ăn...

- Hóa trị liệu thường gây chán ăn, buồn nôn, nôn do đó người bệnh cần uống nhiều nước khoảng > 2 lít nước/ ngày, tránh ăn các thức ăn có nhiều mùi, các đồ chiên xào nấu nhiều dầu mỡ, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no một lúc.

- Nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tăng tiết nước bọt.

- Tránh ăn đồ quá cay nóng hay quá lạnh, thức ăn cứng, khó nhai nuốt.

- Vì người bệnh cần vận động nhiều vào ban ngày nên sắp xếp thực đơn buổi sáng có nhiều năng lượng hơn buổi tối.

- Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống đủ chất, hãy tập trung vào các thực phẩm giàu calo, giàu protein để tăng lượng calo tiêu thụ.

- Hãy nói chuyện với bác sĩ khi có ý định bắt đầu bất kỳ chế độ ăn kiêng mới nào.

Phần lớn bệnh nhân ung thư ruột non có cảm giác chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn không chỉ do bản thân bệnh lý ung thư mà còn do ảnh hưởng của các phương pháp điều trị ung thư. Do đó để giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh nên thường xuyên giữ gìn răng miệng sạch sẽ.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư dạ dàyCâu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư dạ dày

SKĐS - Ung thư dạ dày là một trong số bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đang có xu hướng trẻ hóa. Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở mọi giới và mọi lứa tuổi, song phổ biến nhất là ở những người từ 50 tuổi trở lên. Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn phụ nữ.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư vòm họngCâu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư vòm họng

SKĐS - Ung thư vòm họng là một căn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh có phát triển tại họng làm người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên chủ quan, khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn và diễn biến nhanh chóng.


Văn Thắng
Ý kiến của bạn