Thoái hóa khớp háng là tình trạng lớp sụn khớp ở hai đầu khớp háng bị bào mòn theo thời gian, khiến hai đầu xương nhanh chóng cọ xát vào nhau khi cử động. Lúc này, người mắc bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức hành hạ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh thoái hóa khớp háng
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh thoái hóa khớp háng
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh thoái hóa khớp háng
3. Nhóm dinh dưỡng người bị thoái hóa khớp háng nên kiêng
4. Một số lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh thoái hóa khớp háng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp háng nói riêng. Mặc dù chế độ ăn uống lành mạnh không chữa trị triệt để thoái hóa khớp háng nhưng có thể giúp người bệnh khỏe mạnh và nhận được nhiều lợi ích khác.
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều yếu tố tác động đến bệnh thoái hóa khớp háng, trong đó có ý kiến cho rằng chế độ ăn nhiều lipid góp phần vào sinh lý bệnh thoái hóa khớp. PUFA chuỗi dài ω-3 trong chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến thành phần sụn và tác động đến tình trạng viêm khớp.
Cholesterol cao cũng liên quan đến bệnh thoái hóa khớp. Do đó, chế độ ăn uống giảm cholesterol rất quan trọng ở người bệnh thoái hóa khớp.
Vitamin D là thành phần ảnh hưởng đến trạng thái của nhiều cấu trúc khớp. Ngoài ra, vitamin K cũng rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa sụn. Thiếu hụt vitamin K có liên quan đến viêm khớp và tổn thương sụn.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh thoái hóa khớp háng
Chia sẻ trên Báo Sức khỏe & Đời sống, Ths.Bs Hà Phan cho biết, người bị viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, giàu vitamin, giàu omega3 và chất chống oxy hóa. Những thực phẩm này không chỉ cho tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe toàn diện cho người bị viêm khớp háng.
2.1 Thực phẩm giàu canxi
Bổ sung đầy đủ canxi là một điều khá quan trọng trong việc hoàn thiện và duy trì sức khỏe của xương khớp. Theo nghiên cứu có tới 90% hàm lượng canxi được tìm thấy trong xương khớp. Thường thì những người bị đau khớp háng hay có xu hướng bị thiếu hụt canxi, vậy nên hàm lượng canxi trong xương ít hay nhiều cũng phần nào ảnh hưởng đến cường độ cơn đau.
Lưu ý, canxi có nhiều trong những thực phẩm như: Các loại hạt (gồm hạt mè, hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu trắng,..; các loại hải sản (ốc, cá hồi, cua đồng,..); các loại rau củ quả (rau cải xoong, bắp cải, súp lơ, đậu vô ve, rong biển,...); trứng, sữa chua, phô mai, sữa bò,..
2.2 Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 có tác dụng phục hồi phần xương khớp hư tổn rất hiệu quả. Không những thế Omega-3 còn có tác dụng sản sinh một lượng lớn dịch bôi trơn khớp. Dịch này giúp cho khớp không bị khô, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm.
Tuy nhiên Omega-3 là loại axit béo không no mà cơ thể không tự sản sinh được, vậy nên chúng ta cần chủ động bổ sung bằng các loại thực phẩm hằng ngày. Một số loại thực phẩm giàu Omega-3 thường được sử dụng nhiều có thể kể đến như: Các loại hạt (hạt chia, hạt đậu nành, hạt lanh, hạt óc chó...); các loại cá (cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá trích...); ở rau chân vịt hay ở thịt bò, trứng...
2.3 Thực phẩm giàu vitamin C
Với các bệnh như viêm khớp háng thì việc bổ sung vitamin là vô cùng cần thiết, trong đó có vitamin C. Theo các nghiên cứu thì nếu cung cấp từ 30mg-150mg vitamin C mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng viêm, sưng ở các ổ khớp. Ngoài ra thì vitamin C còn kích thích quá trình sản xuất collagen ở sụn khớp, từ đó giúp các mô sụn tăng khả năng đàn hồi và độ dẻo dai, hạn chế tình trạng bào mòn, xơ hóa.
Lưu ý, vitamin C có nhiều trong các thực phẩm như: Trong các loại rau (cải bixen, cải xoăn, cà chua, cải bó xôi, súp lơ...); các loại củ, quả (gồm đu đủ, ớt chuông, khoai tây, bưởi, ổi, kiwi, xoài, chanh,...)
2.4 Bổ sung Vitamin D
Một trong các loại vitamin đóng vai trò đặc biệt trong việc tăng cường sức khỏe xương khớp chính là vitamin D. Loại vitamin D có khả năng tăng cường quá trình hấp thụ canxi cho cơ thể, các nghiên cứu y họ cũng cho thấy rằng vitamin D có tác dụng ngăn ngừa sự phá vỡ sụn đồng thời giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp.
Người bệnh đau khớp háng có thể hấp thụ vitamin D qua ánh nắng mặt trời hoặc một số loại thực phẩm như: Các loại nấm; các loại ngũ cốc hoặc yến mạch...
2.5 Thực phẩm giàu chất oxy hóa
Loại chất này thường được sản sinh trong các nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây hay rau củ quả. Chất này cũng đóng vai trò là khoáng chất quan trọng giúp hình thành xương và dây chằng, cải thiện tình trạng đau lưng, sưng khớp, viêm khớp,...
Chất chống oxy hóa thường có nhiều trong các loại thực phẩm như: Trà xanh, khoai lang, tỏi...
3. Nhóm dinh dưỡng người bị thoái hóa khớp háng nên kiêng
Để giúp cho các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa đạt hiệu quả tốt nhất thì người bị thoái hóa khớp háng nên hạn chế một số loại thực phẩm bao gồm:
3.1 Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Với nghi vấn thoái hóa khớp háng kiêng ăn gì thì tốt nhất là hạn chế các đồ có chứa nhiều mỡ, đồ chiên nóng. Thực tế, nhóm thực phẩm này chưa từng có lợi đối với cơ thể và gây ra rất nhiều bệnh lý, nhất là tim mạch. Các loại thức ăn nhiều mỡ thuộc nhóm khó tiêu nên gây áp lực khiến cơ thể hoạt động với tần suất lớn và nguy cơ tăng cân cao.
3.2 Thực phẩm nhiều purin
Nếu bạn không muốn thoái hóa khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn thì tốt nhất hãy nói không với các loại nội tạng động vật, các loại thịt đỏ bởi thành phần purin trong các loại thực phẩm này rất cao.
3.3 Đồ uống có gas, cồn, chất kích thích
Một trong những loại đồ uống vô cùng phổ biến hiện nay là các loại nước ngọt, nước có gas, cồn lại có chứa chất hủy hoại xương. Vì vậy, để bảo vệ hệ xương khớp của mình thì bạn nên hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống này, nhất là giới trẻ.
Việc ăn uống khoa học với các loại thực phẩm tốt cho cơ thể và tránh xa các loại nói trên cũng là cách điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả mà nhiều người nên biết.
4. Một số lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh thoái hóa khớp háng
- Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Không nên tập trung ăn quá nhiều đạm hoặc quá ít chất xơ gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
- Mỗi ngày uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước cho cơ thể giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, nước còn có vai trò quan trọng trong quá trình hydrat hóa giúp hỗ trợ làm lành các đĩa đệm bị tổn thương.
- Chia nhỏ bữa, ăn một ngày nhiều bữa, tránh gây áp lực lớn lên cơ quan tiêu hóa, giúp quá trình hấp thu dưỡng chất bên trong thực phẩm diễn ra tốt hơn.
- Tăng cường thể dục, thể thao vừa sức kết hợp để xoa dịu cơn đau, giúp cơ thể dẻo dai, tránh tình trạng cứng khớp.