Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tan máu bẩm sinh chưa có biến chứng

SKĐS - Khi được phát hiện kịp thời và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) vẫn có thể đảm bảo giữ sức khỏe ổn định và hoạt động, sinh hoạt như bình thường.

dinh dưỡng cho người bệnh tan máu bẩm sinh

Tan máu bẩm sinh là bệnh gì?

Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máuứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động…

Bệnh có triệu chứng chính là thiếu máu với các biểu hiện xanh xao, lòng bàn tay bàn chân nhợt nhạt, vàng mắt, biến dạng mặt kèm theo bụng to do lách phải tăng hoạt động tạo máu bù trừ nên cũng to ra. 

Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời, thường xuyên và đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ứ đọng sắt, nhiễm trùng, biến dạng xương, lách to, chậm phát triển...

Tại Việt Nam, độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là trẻ nhỏ, đặc biệt số lượng trẻ mắc bệnh đang ngày càng tăng lên. Việc cho bệnh nhân Thalassemia chữa trị kịp thời, cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với những thực phẩm nên ăn và không nên ăn là điều cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh tan máu bẩm sinh chưa có biến chứng - Ảnh 2.

Bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới Ảnh: Internet

Nguyên tắc dinh dưỡng

Người bệnh tan máu bẩm sinh thường bị quá tải sắt. Sắt dư thừa này tích tụ trong gan, tim, tinh hoàn/ buồng trứng và tuyến yên, từ đó làm tổn thương, suy giảm chức năng của các cơ quan này.

Vì vậy, người bệnh tan máu bẩm sinh nên lựa chọn các loại thực phẩm cho năng lượng cao mà chứa hàm lượng sắt thấp, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương nhằm duy trì thể trạng và không làm trầm trọng thêm vấn đề quá tải sắt.

Dinh dưỡng hợp lý

Tinh bột: Chọn nguồn cung cấp năng lượng từ gạo, ngũ cốc, khoai củ, đường mật… Hạn chế các loại sản phẩm sấy khô do chứa hàm lượng sắt cao.

Chất đạm: Nên dùng các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có giá trị sinh học cao như thịt, cá, sữa, tôm, cua… và các loại rau củ quả có có chứa nhiều đạm thực vật như đậu, đỗ…

Nên sử dụng sữa đậu nành vì rất tốt và bổ dưỡng với người bệnh Thalassemia do hàm lượng sắt thấp và hàm lượng canxi cao nhất trong các loại hạt, lượng protein cũng rất cao.

Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như lạp sườn, pate, xúc xích, thịt muối, cá muối…

Dinh dưỡng cho người bệnh tan máu bẩm sinh chưa có biến chứng - Ảnh 3.

Sữa đậu nành rất tốt và bổ dưỡng với người bệnh tan máu bẩm sinh.

Chất béo: Người bệnh nên sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu đậu nành… Hàm lượng các chất béo có nguồn gốc từ động vật chiếm 1/3, chất béo có nguồn gốc từ thực vật chiếm 2/3 khẩu phần ăn.

Hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol và mỡ động vật như gan, lòng, bầu dục…

Vitamin và khoáng chất: Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm và vitamin D giúp cho xương chắc khỏe như: tôm, cua, cá…

Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hằng ngày, lượng muối từ 4 - 6g/ngày.

Nước uống: Hạn chế các chất kích thích và nước ngọt có ga: rượu, bia, café, coca…

Tránh nhiễm trùng: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tập thể dục thường xuyên: Tập các bài thể dục, vận động phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh.

Tránh quá tải sắt: Hạn chế các thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao như: thịt bò, thịt trâu, thịt gà chọi, thịt chó, tim, gan… và rau có màu xanh đậm như rau bina, cải xoong, rau ngót, rau muống, rau dền, các loại nấm…

Nên uống nước chè tươi hàng ngày và ngay sau bữa ăn để làm giảm hấp thu sắt từ thực phẩm.

Mặc dù tỷ lệ xảy ra không hiếm, nhưng bệnh Thalassemia là hoàn toàn có thể hạn chế và phòng tránh được. Do đó, việc tìm hiểu và được tư vấn, tầm soát gen bệnh từ sớm, trước khi kết hôn sẽ hạn chế được nguy cơ sinh ra những em bé mang gen bệnh, từ đó góp phần đảm bảo chất lượng dân số cho toàn cộng đồng.

Bệnh tan máu bẩm sinh và những biểu hiện, biến chứng cần lưu ýBệnh tan máu bẩm sinh và những biểu hiện, biến chứng cần lưu ý

SKĐS - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là một nhóm bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu, tan máu di truyền. Mỗi thể bệnh là do bất thường tổng hợp một loại chuỗi globin...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Gọi tên những "thiên thần"!


BS. Võ Tố Uyên
Ý kiến của bạn