Chế độ ăn uống khôn ngoan đối với người bệnh đái tháo đường ngày Tết

05-02-2016 09:12 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Ngày Tết, ăn uống khó kiểm soát, người bệnh đái tháo đường sẽ dễ bị “vỡ kế hoạch” sức khỏe. Vì vậy, nên tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học để có sức khỏe tốt.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng nhanh nhất thế giới. Số liệu của Bộ Y tế tháng 5/2015 công bố khoảng 5 triệu người Việt Nam bị bệnh đái tháo đường, trong đó  60% các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường được chẩn đoán là có biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí là tử vong.

Người mắc đái tháo đường nhiều nhất thuộc nhóm tuổi trung niên, cao tuổi, những người ít lao động thể lực. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh ĐTĐ sẽ gây nên  rất nhiều biến chứng về tim mạch, huyết áp, suy giảm chức năng gan, thận, mắt,  miễn dịch… Để điều trị bệnh có hiệu quả, người bệnh phải luôn chú ý phối hợp 3 yếu tố: ăn uống hợp lý, uống thuốc đều đặn và tập thể dục hàng ngày. Trong đó vấn đề ăn uống được đặt lên quan trọng hàng đầu.

Sau đây là một số lời khuyên về ăn uống trong những ngày Tết đối với người bệnh đái tháo đường

Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng

Thịt kho tàu là món ăn nhiều mỡ, người đái tháo đường không nên ăn

Với mục tiêu không để đường máu tăng, chế độ ăn cần phải giảm các chất bột đường, chất ngọt, số lượng cần phù hợp với cường độ lao động thể lực của bệnh nhân. Ăn làm nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa: 3 chính, 2-3 phụ), bữa chính chỉ ăn 1-2 lưng bát cơm tuỳ theo sức lao động nhiều ít. Ăn nhiều rau xanh, quả chín, thịt cá vừa phải,  ít mỡ.

Với mục tiêu không để đường máu tăng, chế độ ăn cần phải giảm các chất bột đường, chất ngọt, số lượng cần phù hợp với cường độ lao động thể lực của bệnh nhân. Ăn làm nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa: 3 chính, 2-3 phụ), bữa chính chỉ ăn 1-2 lưng bát cơm tuỳ theo sức lao động nhiều ít. Ăn nhiều rau xanh, quả chín, thịt cá vừa phải,  ít mỡ.

Về chọn lựa các món ăn ngày tết

Rau xanh rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Hạn chế các món giàu chất bột đường: cơm, bánh chưng, xôi, bún, miến, khoai sắn, mỳ, bánh kẹo các loại, chè các loại, mật ong…Những thực phẩm này làm tăng đường máu nhiều nhất, bởi vậy người ĐTĐ cần điều chỉnh lượng ăn phù hợp, không ăn quá no trong một bữa.

Những thực phẩm cần hạn chế tối đa là bánh kẹo, chè ngọt các loại. Với những thực phẩm này mỗi lần chỉ ăn 1 chút: 1-2 chiếc kẹo,  hoặc 1 chiếc bánh quy, hoặc 1 phần tư bát chè.

Hạn chế chất béo: các món giò mỡ, giò chả, giò thủ, thịt đông, thịt kho tầu… có lượng mỡ cao, chứa nhiều năng lượng, dễ làm tăng cân và tăng mỡ máu, do vậy cần ăn hạn chế.

Các hạt có dầu như hạt điều, hạt hướng dương, hạt bí, hạt dẻ, quả óc chó, lạc rang…, có chứa nhiều chất béo không cần thiết như omega-3, omega-6, có lợi cho bệnh tim mạch, huyết áp…. những người thừa cân béo phì không nên ăn nhiều, vì chúng chứa nhiều năng lượng, gây tăng cân.

Nhóm chất xơ, vitamin: Nên ăn nhiều rau xanh 300g/ngày, ăn vừa phải hoa quả (200g/ngày), hạn chế loại ngọt và nhiều đường. Thực phẩm có nhiều màu sắc (vàng, đỏ, tím) chứa chất chống oxy hóa (cà rốt, giá đỗ, cà chua, rau dền, nước chè xanh) tốt cho sức khỏe.

Hạn chế ăn các loại quả nhiều đường như xoài, hồng xiêm…  có thể ăn dưa hấu (1-2 miếng bằng bàn tay/1 lần), chuối 1 quả/lần, ổi, táo… những người bị bệnh ĐTĐ vẫn có thể ăn những quả ít ngọt này với số lượng vừa phải.

Nhóm chất đạm: nhóm cung cấp chất đạm gồm thịt, cá, trứng sữa, hạt đậu đỗ các loại. người bệnh ĐTĐ có thể ăn như người bình thường. Những người mắc bệnh gút kèm theo phải hạn chế những loại thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, cá  thu…)

Hạn chế rượu bia ở mức tối thiểu trong ngày tết. Có thể uống 2 đơn vị rượu /ngày với nam giới, 1 đơn vị với nữ giới, mỗi đơn vị rượu bằng 1 cốc nhỏ rựợu mạnh, hoặc lưng cốc rượu vang…); Không hút thuốc lá, vì thuốc lá làm mạch máu dễ bị đọng mỡ và tắc nghẽn.

Khám và xét nghiệm định kỳ, đặc biệt trước và sau tết cần đi khám và  xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

Việc tầm soát phát hiện ra các cá thể có nguy cơ ĐTĐ đã được các chuyên gia về ĐTĐ đề nghị do khả năng phòng ngừa để làm chậm lại tiến triển của bệnh, đặc biệt là các biến chứng tổn thương mạch máu nhỏ và mạch máu lớn gây nên bệnh tim mạch và tử vong. Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang triển khai các xét nghiệm tầm soát ĐTĐ như: Đường huyết; Đường niệu, HbA1c; ceton huyết, niệu; tổng phân tích nước tiểu, lipid máu...

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Tổng đài 1900 56 56 56 hoặc website medlatec.vn Địa chỉ: 42-44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội (Bệnh viện làm việc 24/7 ngày kể cả các ngày lễ, tết)


PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh (Bện viện Đa khoa MEDLATEC)
Ý kiến của bạn