Chế độ ăn uống dành cho người bệnh sa trực tràng

09-08-2024 09:10 | Tra cứu bệnh

SKĐS – Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò cốt yếu trong quá trình điều trị bệnh sa trực tràng. Một chế độ ăn uống hợp lý và cân đối dinh dưỡng sẽ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vậy người bị sa trực tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

1.Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh sa trực tràng

Trực tràng là đoạn ruột thẳng, nối giữa ống hậu môn và đại tràng. Vai trò chính của bộ phận này là nơi giữ chất thải và trực tiếp tham gia vào quá trình đào thải phân ra ngoài qua hậu môn.

Khi bị tổn thương hoặc viêm loét, trực tràng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Vì vậy, chế độ ăn uống đúng cách và cung cấp đủ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bị viêm trực tràng.

Mặc dù chế độ ăn uống không thể chữa trị bệnh, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị. Đồng thời, làm giảm triệu chứng và giảm thiểu các vấn đề nghiêm trọng do bệnh gây ra. Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý cung cấp dinh dưỡng cần thiết và giúp tăng cường sức khỏe, chống chọi lại với bệnh tật.

1.1.Người bệnh sa trực tràng kiêng ăn những thực phẩm khó tiêu

Thực phẩm khó tiêu sẽ làm gia tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, trong đó có đại trực tràng. Nhóm thực phẩm khó tiêu sẽ làm bệnh thêm nghiêm trọng và các tổn thương viêm loét theo đó cũng nặng hơn. Người bệnh sa trực tràng cần tránh những thực phẩm khó tiêu sau:

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh sa trực tràng- Ảnh 1.

Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn là những thứ khó tiêu hóa, không tốt cho người bệnh sa trực tràng.

• Không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ như xúc xích, gà rán, khoai tây rán…

• Không nên ăn thức ăn cay, nóng như: ớt, mù tạt, tỏi, tiêu,….

• Thức ăn cứng, nhiều xơ, có sụn, xương bằm..

• Không ăn trái cây khô, thực phẩm khô, trái cây đóng hộp vì những thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản.

• Không nên uống rượu, bia, chất kích thích, trà, đồ uống có ga.

• Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn là những thứ khó tiêu hóa không tốt cho người bệnh sa trực tràng.

• Không nên bỏ bữa và ăn các đồ ăn lạ, rau quả chưa được rửa sạch như rau sống, quả chưa gọt vỏ,…

• Hạn chế ăn hàng quán vỉa hè, không ăn đồ sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.

• Trong trường hợp bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose,…

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh sa trực tràng

Đối với bệnh sa trực tràng ưu tiên cao nhất về dinh dưỡng nhằm hạn chế các tác dụng phụ trong quá trình điều trị như chán ăn, buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi, nhiễm trùng, nhanh lành vết thương.

Người mắc sa trực tràng cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng giúp duy trì cân nặng, sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống khi đang điều trị, nên thiết kế cho mình 1 chế độ dinh dưỡng như sau:

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh sa trực tràng- Ảnh 2.

Cá hồi có thành phần dinh dưỡng quan trọng tốt cho người bệnh sa trực tràng.

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (6-8 bữa/ngày)

- Uống nước đủ 40ml/kg/ngày

- Ăn đủ các chất đạm, béo, tinh bột, vitamin – khoáng chất.

- Vận động: 15-30 phút/ngày (tùy theo thể trạng người bệnh, không nên quá sức).

- Chế biến món ăn theo khẩu vị, giai đoạn bệnh.

3. Gợi ý những món ăn cho người bệnh sa trực tràng

3.1.Nên ăn các loại cá

Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi cung cấp đạm và dưỡng chất không chỉ bổ dưỡng cho cơ thể mà còn tốt cho bệnh đại tràng. Trong thành phần của cá giàu omega 3 rất dễ hấp thụ. Omega 3 có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào và hormone giúp điều hòa quá trình đông máu, giảm tình trạng viêm hiệu quả trên niêm mạc đại tràng.

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh sa trực tràng- Ảnh 3.

Chế độ ăn hợp lý cho người sa trực tràng sẽ giúp cải thiện tốt nhất quá trình điều trị và phục hồi bệnh.

Đối với các món cá, bạn hãy ưu tiên chế biến thành các món như cá hấp, cá kho, súp cá ... sẽ tốt cho bệnh đại tràng. Cần tránh ăn các món như món gỏi, sushi, cá chiên qua dầu … vì sẽ gây phản tác dụng.

Cá hồi có thành phần dinh dưỡng quan trọng tốt cho người bệnh đại tràng.

3.2. Bổ sung thêm sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm chứa nhiều probiotics có lợi cho đường ruột và giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh viêm trực tràng cần chú ý chỉ nên ăn những loại sữa chua có ít đường hoặc không đường. Bên cạnh đó, nên chọn loại sữa chua có độ chua vừa phải, tránh loại chua quá sẽ kích thích vết loét thêm nặng.

3.3. Thực phẩm giàu đạm tốt

Những thực phẩm giàu chất đạm tốt từ thịt trắng, trứng, các loại đậu,… sẽ bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể nên người bệnh viêm trực tràng nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày của mình.

Như vậy, nếu có một chế độ ăn hợp lý, người sa trực tràng sẽ cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh và hỗ trợ tốt nhất quá trình điều trị và phục hồi bệnh. Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần kết hợp với chế độ thể dục hợp lý để tăng cường sức khỏe. Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, tránh lo âu, phiền muộn để bệnh mau chóng được chữa khỏi.

Sa trực tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và điều trịSa trực tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và điều trị

SKĐS - Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có nhiều mức độ tiến triển. Vì vậy, các biện pháp điều trị cũng rất khác nhau.


BSCKII Phạm Gia Thành
Phó trưởng khoa Ngoại Tiêu hoá – Gan mật, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh "Được thẩm định bởi Hội đồng chuyên gia của Báo Sức khỏe và Đời sống"
Ý kiến của bạn