Chế độ ăn khi bị chấn thương sụn chêm

07-04-2025 21:15 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bên cạnh thực hiện chỉ định, lời khuyên của bác sĩ, người bị chấn thương sụn chêm nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Chấn thương sụn chêm là chấn thương đầu gối phổ biến có thể gây đau, sưng và hạn chế vận động ở khớp gối. Chấn thương này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, từ vận động viên đến người cao tuổi và gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động hàng ngày.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị chấn thương sụn chêm

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chấn thương thể thao, trong đó có người bị chấn thương sụn chêm. Chế độ ăn đúng có lợi đối với người bị chấn thương sụn chêm, nhất là trong quá trình phục hồi. Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp giảm viêm, giảm đau mà còn hỗ trợ tái tạo sụn khớp, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Chế độ ăn khi bị chấn thương sụn chêm- Ảnh 1.

Sụn chêm là những mảnh hình chữ C của vật liệu giống như sụn, bao quanh xương đùi tại nơi xương này gặp xương chày và giúp phân bổ tải trọng qua khớp gối.

Dinh dưỡng hợp lý mang lại nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

Thúc đẩy sản xuất collagen: Collagen là thành phần thiết yếu của mô liên kết, giúp phục hồi gân, dây chằng và cơ bắp bị tổn thương.

Chống viêm: Các thực phẩm giàu chất chống viêm như acid béo omega-3, nghệ, gừng giúp giảm đau và sưng tấy.

Quản lý lượng calo: Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên các khớp và cơ bắp bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi.

Bổ sung chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa từ trái cây, rau quả, các loại hạt giúp loại bỏ các gốc tự do, giảm tổn thương tế bào, tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tăng cường sức khỏe cơ bắp: Protein từ thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu giúp xây dựng và phục hồi cơ bắp bị tổn thương.

Giảm nguy cơ gãy xương do căng thẳng: Canxi và vitamin D từ sữa, các sản phẩm từ sữa, rau xanh đậm giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ gãy xương do căng thẳng.

Như vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là yếu tố then chốt giúp người bị chấn thương sụn chêm phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.

2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bị chấn thương sụn chêm

Người bị chấn thương sụn chêm cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, C, E, vitamin D, canxi, omega-3 và proteintừ thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Đồng thời, cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân để giảm áp lực lên khớp gối. Thực phẩm có tính kháng viêm như nghệ, gừng, tỏi, rau xanh đậm, trái cây tươi và collagen từ da động vật, nước hầm xương cũng rất có lợi. 

Ngược lại, cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, chất béo không lành mạnh, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi chức năng khớp gối sau chấn thương sụn chêm.

Thực phẩm bổ sung

Tiêu thụ chế độ ăn uống lành mạnh giàu thực phẩm chống viêm và chất bổ sung có thể hỗ trợ chữa lành, giảm đau. Thực phẩm giàu acid béo omega-3, chất chống oxy hóa và vitamin có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm, hỗ trợ sửa chữa mô. Các chất bổ sung như glucosamine và chondroitin cũng có thể hỗ trợ sức khỏe khớp, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào.

Biến cá thành thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống

Các loại cá béo như các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích chứa omega-3, một loại acid béo không bão hòa đa giúp bảo vệ cơ và mô liên kết khỏi tổn thương, xây dựng cơ bắp chắc khỏe, phục hồi chấn động não, ngăn ngừa mất cơ, mệt mỏi.

Tiêu thụ canxi, sắt, magie và kali

Những vi chất, khoáng chất thiết yếu này được yêu cầu với số lượng rất ít nhưng sự thiếu hụt của chúng có thể dẫn đến rủi ro lớn cho sức khỏe. Nên bổ sung chúng với số lượng tối ưu thông qua nhiều loại thực phẩm khác nhau để tránh mất cơ, suy nhược cơ, kiệt sức…

Đảm bảo lượng vitamin D tối ưu trong chế độ ăn uống

Vitamin D giúp lưu trữ khoáng chất trong xương và đảm bảo xương chắc khỏe. Chúng cũng giúp hấp thụ canxi trong máu. Người bị chấn thương sụn chêm có thể tiêu thụ cá béo, các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, bơ đã làm trong, lòng đỏ trứng để có được lượng hấp thụ tối ưu vì đây là nguồn vitamin D tốt.

Quả mọng và các loại hạt ăn nhẹ

Chế độ ăn khi bị chấn thương sụn chêm- Ảnh 3.

Các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa.

Các loại hạt và quả mọng rất quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu. Quả việt quất có tác dụng chống viêm và giúp chữa lành tế bào, do đó hỗ trợ phục hồi chấn thương nhanh hơn. Các loại hạt và quả mọng rất tốt cho sức khỏe và ngon miệng..

Protein là chất không thể thiếu

Protein giúp tái tạo tế bào mới, thay thế tế bào cũ, xây dựng cơ bắp và duy trì mức năng lượng. Protein cũng giúp tăng cường collagen. Collagen rất quan trọng trong thành phần của cơ thể và 35% cấu trúc cơ thể của chúng ta được tạo thành từ collagen do protein tạo nên. Protein cung cấp sự linh hoạt, hỗ trợ khớp và tăng cường xương, có thể bổ sung protein trong các sản phẩm từ sữa, lòng trắng trứng, thịt nạc, đậu lăng.

Thêm thực phẩm chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa loại bỏ độc tố không cần thiết, thanh lọc máu và giữ cho các cơ quan của chúng ta khỏe mạnh. Trái cây sống, rau lá, nghệ, hạt lanh… là những thực phẩm chống oxy hóa tốt hoặc "chất làm sạch cơ thể" giúp thanh lọc hệ thống của chúng ta.

Uống đủ nước

Cơ thể đủ nước tăng khả năng chịu đựng khả năng phục hồi ở các mô và cơ, giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh. Ngoài thực phẩm, việc cung cấp nước cũng quan trọng không kém. Tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine.

3. Những thực phẩm có ích cho người bị chấn thương sụn chêm

Chế độ ăn khi bị chấn thương sụn chêm- Ảnh 4.

Người bị chấn thương sụn chêm cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, C, E, vitamin D, canxi, omega-3 và protein.

Tham khảo những thực phẩm giúp phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật sửa chữa sụn chêm.

Thực phẩm giàu omega-3

Acid béo omega-3 nổi tiếng với đặc tính chống viêm, có thể có lợi cho sức khỏe sụn chêm.

Đồ ăn

Hàm lượng omega-3 (trên 100 g)

Cá hồi

2.260 mg

Hạt chia

17.552 mg

Hạt lanh

22.813 mg

Quả óc chó

9.080 mg

Cá mòi

1.480 mg

Trái cây và rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa - tình trạng có thể góp phần gây thoái hóa sụn chêm. Tăng cường lượng chất chống oxy hóa bằng cách bổ sung các thực phẩm sau:

Đồ ăn

Hàm lượng chất chống oxy hóa (trên 100 g)

Quả việt quất

9.019 µmol TE

cải xoăn

1.770 µmol TE

Rau chân vịt

2.813 µmol TE

Súp lơ xanh

2.387 µmol TE

Cam

750 µmol TE

Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C rất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, một thành phần quan trọng của mô sụn chêm khỏe mạnh. Đảm bảo hấp thụ đủ lượng vitamin C bằng cách tiêu thụ các thực phẩm như:

Đồ ăn

Hàm lượng vitamin C (trên 100 g)

Ổi

228 mg

Kiwi

92 mg

Ớt chuông (đỏ)

127 mg

Dâu tây

59 mg

Cam

53 mg

Nguồn kẽm và đồng

Cả kẽm và đồng đều đóng vai trò duy trì sức khỏe khớp, hỗ trợ chức năng sụn chêm. Hãy chọn những thực phẩm sau:

Đồ ăn

Hàm lượng kẽm (trên 100 g)

Hàm lượng đồng (trên 100 g)

Hạt bí ngô

7,64 mg

0,925 mg

Thịt bò

8,97 mg

0,124 mg

Đậu lăng

3,27 mg

0,335 mg

Hạt vừng

7,75 mg

0,980 mg

Hạt điều

5,78 mg

0,622 mg

Nghệ và gừng

Nghệ và gừng là những chất chống viêm tự nhiên có thể giúp giảm viêm sụn chêm. Sử dụng chúng trong nấu ăn hoặc pha trà.

Nước dùng xương

Nước dùng xương là nguồn cung cấp collagen, gelatin và các acid amin thiết yếu dồi dào, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe sụn chêm và khớp.

Người bị chấn thương sụn chêm cần tuân thủ các hướng dẫn và lời khuyên y tế của bác sĩ điều trị. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết mà không gây tác động xấu đến tình trạng chấn thương.

Xem thêm:

Chấn thương sụn chêm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnhChấn thương sụn chêm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

SKĐS - Chấn thương sụn chêm thường gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương thể thao gây tổn thương một hoặc cả hai sụn chêm.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến chấn thương sụn chêmCâu hỏi thường gặp liên quan đến chấn thương sụn chêm

SKĐS - Chấn thương sụn chêm thường gặp trong các tình huống như tai nạn giao thông hay chấn thương thể thao… Tổn thương phụ thuộc vào độ tuổi, biểu hiện qua độ dày và chất lượng của lớp sụn tại mặt khớp chày và đùi.

Bài tập cho người bệnh chấn thương sụn chêmBài tập cho người bệnh chấn thương sụn chêm

SKĐS - Chấn thương sụn chêm là các trường hợp sụn chêm bị tổn thương, rách, thoái hóa... ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày. Tổn thương thường gặp nhất là rách sụn chêm.

Dùng thuốc nào điều trị chấn thương sụn chêm?Dùng thuốc nào điều trị chấn thương sụn chêm?

SKĐS - Chấn thương sụn chêm là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở khớp gối, đặc biệt ở các vận động viên tham gia các môn thể thao đối kháng...


BS. Hà Phan
Ý kiến của bạn