Chế độ ăn đối với người bệnh thông liên nhĩ

11-10-2024 08:47 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt quan trọng, nhất trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Đối với người bệnh thông liên nhĩ, chế độ ăn uống phù hợp góp phần điều trị bệnh tốt hơn.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh thông liên nhĩ

Dinh dưỡng trong thời kỳ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt quan trọng, nhất trong các giai đoạn phát triển của trẻ. Đối với người bệnh thông liên nhĩ, chế độ ăn uống phù hợp góp phần điều trị bệnh tốt hơn.

Suy dinh dưỡng do đâu?

  • Lý do phổ biến nhất khiến trẻ tăng trưởng kém là do trẻ không nhận đủ lượng calo hoặc chất dinh dưỡng.
  • Mặc dù về cơ bản thì thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ bị tim bẩm sinh có thể không khác gì với các trẻ khác, nhưng khả năng hấp thu vẫn kém hơn.
  • Trẻ bị tim bẩm sinh thường khó thở nên khi bú, uống sữa rất khó khăn khiến trẻ sợ bú, khó tăng cân.
  • Trẻ bị tim bẩm sinh được chỉ định ăn nhạt, không nêm mắm muối khiến trẻ không ngon miệng và chán ăn nên dễ suy dinh dưỡng. Nhu cầu năng lượng của trẻ cao hơn bình thường.
  • Các ảnh hưởng của tim như tim đập nhanh, thở nhanh, giảm oxy máu, giảm hấp thu thức ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng từ ống tiêu hóa.
  • Trẻ thường bị nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi).
Chế độ ăn đối với người bệnh thông liên nhĩ- Ảnh 1.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng với người bệnh thông liên nhĩ.

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh thông liên nhĩ

Một số dưỡng chất cần cho người bệnh thông liên nhĩ như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Cân bằng và phối hợp chế độ dinh dưỡng với nhiều nhóm chất.
  • Bổ sung thêm rau củ, ngũ cốc.
  • Tăng cường thêm cac vitamin, sắt, calci, khoáng chất.
  • Hạn chế cholesterol cũng như chất béo.

3. Gợi ý những món ăn cho người bệnh thông liên nhĩ

Chế độ ăn cho trẻ bị thông liên nhĩ theo từng độ tuổi.

Đối với trẻ dưới 6 tháng bị thông liên nhĩ:

  • Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn vào cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần/ngày.
  • Trẻ từ 4-6 tháng tuổi có thể cho ăn thêm nhưng chỉ khi thấy trẻ vẫn còn đói sau mỗi lần bú hoặc không tăng cân như bình thường. Có thể cho trẻ tập ăn dặm từ 1-2 bữa bột từ loãng tới đặc dần với đầy đủ chất như bột của trẻ 6-12 tháng tuổi.
  • Khi cho trẻ bú cần chú ý nâng cao đầu trẻ lên để tránh nôn, sặc sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ mắc tim bẩm sinh thường khó tiêu hóa nên dễ bị nôn.
Chế độ ăn đối với người bệnh thông liên nhĩ- Ảnh 2.

Bổ sung thêm rau củ, ngũ cốc cho người bệnh thông liên nhĩ.

Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi:

  • Trẻ vẫn cần được bú mẹ cả ngày lẫn đêm bất cứ khi nào trẻ muốn.
  • Các thức ăn dặm của trẻ cần giàu dinh dưỡng và đầy đủ thành phần.
  • Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày khi còn bú mẹ và 5 bữa mỗi ngày nếu đã ngừng bú, mỗi bữa khoảng 1 bát con các thức ăn này.
  • Bổ sung thêm cho trẻ các loại hoa quả có sẵn ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi - 2 tuổi:

  • Vẫn cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.
  • Trẻ được cho ăn dặm 3-5 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 1 bát rưỡi các thức ăn với đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
  • Cho trẻ ăn thêm trái cây, hoa quả.
  • Không cho trẻ bú bình mà cho uống thìa hoặc cốc.

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên:

  • Cho trẻ ăn 3 bữa ăn cùng với gia đình với các thức ăn đầy đủ thành phần và chất dinh dưỡng, xen giữa có thể là các bữa phụ với sữa, bánh, phở, mì, cháo.
  • Bổ sung thêm trái cây, hoa quả vào bữa ăn của trẻ.
Thông liên nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnhThông liên nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Thông liên nhĩ là khiếm khuyết tạo ra lỗ thủng giữa 2 phần của tim, xảy ra khi tim của em bé không hình thành bình thường trong bụng mẹ. Nguyên nhân gây ra tật thông liên nhĩ ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa được biết rõ...


ThS.BSNT Lê Văn Duy
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế
Ý kiến của bạn