Ở giai đoạn 7-9 tháng tuổi, bên cạnh bú sữa, bé cần ăn đa dạng 4 nhóm thực phẩm và thay đổi theo người lớn. Ví dụ gia đình ăn cá thì con ăn bột cá, người lớn ăn rau bồ ngót thì làm bột với bồ ngót cho trẻ.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Trần Thị Minh Nguyệt, trẻ 7-9 tháng tuổi nên cho bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu. Ở tháng thứ 7, bé bú mẹ là chính, bên cạnh đó cần tập ăn dặm thêm từ một đến 2 bữa bữa bột loãng, pha đặc dần lên, cùng với nước trái cây. Đến tháng thứ 8-9 bé vừa bú mẹ vừa cho ăn thêm 2-3 bữa bột đặc và nước trái cây hoặc trái cây nghiền. Năng lượng cần cho bé trong giai đoạn này là 800-900 kcal mỗi ngày (tính cả năng lượng từ sữa mẹ).
Lưu ý khi cho trẻ ăn:
- Ngoài sữa, nên tập cho bé làm quen với các thức ăn khác loãng đến đặc dần. Từ 8 tháng tuổi, bé nên bắt đầu với thức ăn đặc 2 bữa mỗi ngày.
- Khi bé đã ăn 2 bữa, cần chú ý tới chất lượng bữa ăn vì nó chiếm phần quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé bên cạnh sữa mẹ.
- Cho bé ăn 2 cữ sao cho thuận tiện với sinh hoạt gia đình nhưng nên giữ đúng giờ giấc bé đã quen.
- Các cữ bột không nên liên tiếp nhau mà cách đều giữa các cữ bú mẹ. Ví dụ: bú mẹ - ăn bột có vị ngọt - bú mẹ - bột vị mặn - bú mẹ.
- Nếu trẻ chưa ăn được nhiều, hãy cho bú thêm ngay sau bữa ăn để bé nhận đủ dinh dưỡng.
- Tập cho bé ăn đa dạng từ 4 nhóm thức phẩm và thay đổi thức ăn theo bữa ăn của người lớn. Ví dụ: cha mẹ ăn cá, hãy cho con ăn bột cá, người lớn ăn rau bồ ngót thì làm bột bồ ngót cho trẻ.
- Mỗi chén thức ăn của trẻ luôn có 1-2 muỗng cà phê dầu ăn để bé có đủ năng lượng hoạt động và lớn lên.
Sau đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 7-9 tháng (ăn xen giữa những lần bú mẹ):
Chú ý: Ngoài thực đơn trên, cần cho bé bú mẹ nhiều lần trong ngày, ăn thêm các loại trái cây tán nhuyễn, nước trái cây tươi.