Vàng da sơ sinh là tình trạng bệnh lý ở trẻ sơ sinh, cần thiết phải thông báo với bác sĩ hoặc đưa trẻ nhập viện để được điều trị kịp thời. Nếu trẻ phải nhập viện và cách ly mẹ, chăm sóc dinh dưỡng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh của trẻ chưa đến mức phải điều trị, người mẹ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị vàng da để đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với trẻ bị vàng da sơ sinh
1.1 Hỗ trợ hoàn thiện chức năng gan và loại bỏ bilirubin trong máu
Trước hết mẹ cần hiểu rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hàng đầu, quyết định rất lớn tới sự phát triển của con, đồng thời là phương pháp quan trọng để giúp con khỏi vàng da trong thời điểm này.
Thứ nhất, tăng cường cho con bú mẹ sẽ kích thích đào thải Bilirubin thông qua đường nước tiểu và đường phân. Tăng số lần cho con bú lên khoảng 8-12 lần/ngày sẽ kích thích tăng nhu động ruột bé, đào thải vàng da nhanh hơn.
Thứ hai, bên cạnh việc tăng cường cho con bú, mẹ cũng cần tăng cường chất lượng sữa để thúc đẩy thêm quá trình đào thải, cũng như đảm bảo con hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời điểm này.
Như vậy đối với trẻ vàng da đang trong độ tuổi bú mẹ, tạo điều kiện tốt nhất để con được hưởng nguồn sữa này để bé có thể nhanh chóng khỏi ngay tại nhà.
Do đó, mẹ nuôi trẻ vàng da sơ sinh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, không chỉ giúp sức khỏe nhanh chóng hồi phục mà còn giúp tuyến sữa dồi dào. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tốt cũng như chức năng gan sớm hoàn thiện và loại bỏ chất bilirubin trong máu.
1.2 Cải thiện hệ thống tiêu hóa, tăng miễn dịch cho trẻ
Thực phẩm giàu chất xơ là liệu pháp tốt nhất cho gan của bé và có thể giúp bé dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm nguyên hạt hoặc đa hạt nên được tiêu thụ bởi các bà mẹ có con bị vàng da, vì nó giúp cải thiện tiêu hóa của trẻ. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tốt của trẻ sơ sinh. Các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm như trái cây và rau quả thông qua việc ăn uống từ mẹ sẽ giúp em bé của bạn chiến đấu với các tác động xấu của bệnh vàng da.
1.3 Hỗ trợ loại bỏ tác động xấu của bệnh vàng da
Những loại trái cây và rau quả được mẹ ăn vào sẽ giúp em bé của bạn tiêu thụ nhiều chất xơ hơn, do đó cải thiện hệ thống tiêu hóa và làm cho ruột hoạt động tích cực. Các chất chống oxy hóa trong các loại trái cây và rau quả này sẽ giúp em bé của bạn chiến đấu với các tác động xấu của bệnh vàng da.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ vàng da sơ sinh
2.1 Chất đạm (protein)
Mẹ nuôi con vàng da sơ sinh cần được cung cấp lượng chất đạm cần thiết. Trong đó, các loại thực phẩm như thịt gà, cá, cá hồi ..., rất hiệu quả trong hoạt động gan và chuyển hóa axit béo thích hợp. Vì vậy, chất đạm có từ các loại thịt trắng này tốt hơn nhiều so với thịt hoặc bất kỳ chế độ ăn kiêng nặng cho các bà mẹ cho con bú. Những thực phẩm này giúp đạt được protein cao và chuyển hóa tốt trong cơ thể mẹ và bé.
2.2 Chất xơ, canxi trong sữa mẹ
Một chế độ dinh dưỡng tăng cường chất xơ, canxi trong sữa mẹ là một trong những cách để nhanh chóng làm giảm tình trạng vàng da ở trẻ, đồng thời bổ sung cho trẻ dưỡng chất quan trọng, cần thiết để không làm gián đoạn quá trình phát triển của trẻ.
Bổ sung chất xơ qua sữa cho con bằng cách mẹ ăn các loại rau xanh, hạt sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động gan và hệ tiêu hóa của bé, nâng cao hiệu quả đào thải Bilirubin để bé nhanh chóng khỏi vàng da. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào cho sự phát triển và giúp bé tăng cường sức đề kháng rất tốt.
Khi trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da thì người mẹ cần ưu tiên ăn nhiều rau lá xanh trong thực đơn hàng ngày. Các loại rau lá xanh giàu khoáng chất, vitamin sẽ giúp các mẹ tăng cường sức đề kháng, từ đó trẻ sơ sinh cũng được củng cố thể trạng và ngăn ngừa tình trạng vàng da. Một số loại rau xanh thông dụng như măng tây, cải xoong, bông cải xanh, cải xoăn,... Ngoài ra, ăn nhiều rong biển và sả cũng giúp nguồn sữa mẹ dồi dào, chất lượng hơn.
2.3 Vitamin D3
Tại sao lại cần bổ sung vitamin D3? Vitamin D3 là một trong những dưỡng chất giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, tuy nhiên quá trình chuyển hóa vitamin D lại diễn ra qua gan – vốn là vị trí chưa hoàn thiện của những bé đang bị vàng da. Vì vậy, bổ sung vitamin D3 để bé có thể hấp thụ được đủ canxi cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là hệ xương và hệ thần kinh.
2.4 Chất béo tốt
Các loại trái cây hoặc hạt khô có nhiều chất béo tốt, giúp bé tăng cân và tăng trưởng tốt. Chất béo bao gồm các loại hạt không có hại và dễ tiêu hóa đối với các bà mẹ cho con bú và em bé vàng da sơ sinh. Đặc biệt, quả óc chó rất có lợi cho gan, là nguồn cung cấp chất béo tốt. Vì vậy, tiêu thụ thường xuyên chất béo tốt có thể giúp ích cho bạn và em bé vàng da sơ sinh.
2.5 Nước và chất lỏng
Giữ hydrat hóa tốt trong cơ thể của người mẹ sẽ giúp trẻ vàng da sơ sinh của bạn chiến đấu với bệnh vàng da tốt. Hàm lượng nước càng nhiều thì nhu động ruột của mẹ và em bé càng tốt, do đó, giúp gan của chúng hoạt động tốt hơn và làm giảm mức độ bilirubin trong máu. Người mẹ nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa tiết ra không nhiễm các chất độc hại. Khi sữa tốt, trẻ bị vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển, phân giải được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.
3. Gợi ý món ăn cho cho mẹ nuôi trẻ vàng da sơ sinh
3.1. Cháo yến mạch, ức gà và rau củ
Cháo là món ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Thịt gà giàu protein, vitamin B và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch. Yến mạch đặc biệt giàu chất xơ. Rau củ cung cấp thêm vitamin và khoáng chất, hỗ trợ cơ thể mẹ sau sinh phục hồi nhanh hơn. Đồng thời ăn thức ăn dạng lỏng và ấm nóng như cháo sẽ giúp người mẹ tăng việc tiết sữa cho con. Dưỡng chất đầy đủ từ bát cháo yến mạch ức gà rau củ giúp trẻ đón nhận dinh dưỡng cần thiết qua sữa mẹ.
Cách làm: Rửa sạch thịt gà cho vào nồi thêm 1 lít nước bắc lên bếp để lửa vừa luộc chín thịt gà. Trong khi chờ gà chín sơ chế rau củ: Ngô tách hết hạt ra còn cùi cho vào nồi luộc gà cho ngọt nước. Cà rốt, su su nạo vỏ rửa sạch cắt hạt lựu. Hành, mùi tàu rửa sạch thái nhỏ. Tiếp theo, gà chín vớt ra đĩa để nguội xé nhỏ, vớt cùi ngô bỏ đi. Cho ngô, cà rốt, su su vào nồi nước luộc gà nấu 5 phút. Thêm yến mạch vào rồi nêm nếm vừa ăn. Cho thịt gà vào khuấy đều đun thêm 5 phút cho yến mạch nở hết. Cuối cùng bắc xuống thêm hành, mùi tàu vào đảo đều rồi cho ra bát, trang trí thêm hành lá và hạt tiêu là hoàn thành.
3.2. Canh súp sườn non hầm rau củ
Canh rau củ giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Ngoài ra canh rau củ giúp cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết, hỗ trợ cả mẹ sau sinh và trẻ vàng da. Khi ăn canh rau củ, người mẹ nên đa dạng nhiều nguồn rau trong bát canh. Đặc biệt tăng cường các loại rau như: cải xoong, bông cải xanh, cải xoăn... Một cách dễ nhận diện, nên chọn nhiều loại rau có màu xanh đậm.
Cách làm: Thịt sườn được nấu mềm, rất dễ ăn, có vị béo béo vô cùng cuốn hút. Ăn miếng thịt sườn rồi phải húp một miếng canh nóng, nước canh thơm hương rau củ, vị ngọt rất thanh, dễ dàng gây nghiện. Sau khi hầm sườn độ mềm vừa phải thì cho các loại rau củ lần lượt từ lâu chín tới mau chín vào nồi. Đun chừng 5 phút, tắt bếp, cho hành hoặc rau thơm để bát canh thêm thơm, gợi vị.
3.3. Súp gà với nấm
Súp gà mềm, ấm, dễ nuốt và bổ dưỡng. Nấm chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ giúp giảm viêm, hỗ trợ sức khỏe mẹ và bé. Thêm nhiều rau củ, cải thiện bữa ăn và tăng cường dưỡng chất cho mẹ nuôi trẻ vàng da sơ sinh.
Cách làm: Bắc nồi lên bếp, cho tô nước luộc gà và ngô vào và đun với lửa lớn. Khi nước đã sôi bạn cho lần lượt nấm hương, nấm kim châm và hạt bắp vào và đảo đều khoảng 2 phút. Pha vào chén (chén ăn cơm) 2 muỗng canh bột năng và 3 muỗng canh nước lọc rồi trộn đều cho đến khi bột tan. Sau đó đổ từ từ hỗn hợp này vào nồi, để cho nước không bị vón cục, khuấy đều tay trong vòng 2 - 3 phút. Nêm vào nồi hỗn hợp gia vị gồm 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi khuấy đều, hạ lửa nhỏ và để thêm khoảng 10 phút. Cuối cùng, cho gà đã xé vào nồi, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi cho rau mùi vào, đảo sơ và tắt bếp là hoàn thành.
3.4 Bổ sung trái cây sau mỗi bữa ăn
Sau mỗi bữa ăn, người mẹ nuôi con vàng da sơ sinh nên bổ sung thêm các loại trái cây như bơ, bưởi, táo, dưa leo, dứa,... nhằm tăng cường khả năng thúc đẩy chức năng gan và thận trong việc loại bỏ độc tố từ cơ thể. Đồng thời, các loại trái cây này còn giúp cân bằng độ pH, tạo điều kiện tốt cho việc tiết sữa, từ đó giúp trẻ khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng vàng da.
3.5 Uống trà thảo dược
Trà thảo dược đều chứa đầy chất chống oxy hóa và giúp loại bỏ các thành phần có hại khỏi cơ thể, bao gồm bất kỳ loại độc tố nào. Tương tự như vậy, các chất chống oxy hóa này được chuyển đến những đứa trẻ bú sữa mẹ, khiến chúng tuôn ra độc tố cơ thể và giúp gan hoạt động tốt. Một số loại trà thảo dược các mẹ nuôi con vàng da sơ sinh có thể sử dụng như trà cam thảo, trà mật ong, trà gừng, trà atiso,...
Cách làm: Với mỗi loại trà thông dụng này, bạn chỉ cần đun sôi nước và bỏ các loại trà thảo dược muốn uống vào. Để nước hạ nhiệt, khi còn ấm là có thể dùng luôn.
4. Lưu ý vấn đề ăn uống ở trẻ vàng da sơ sinh
Như đã khẳng định, để hiệu quả trong việc giảm triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh và hỗ trợ quá trình tái tạo làn da, chế độ ăn của người mẹ đóng vai trò quan trọng, bởi dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu được cung cấp qua sữa mẹ. Bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, người mẹ hoàn toàn có thể giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng vàng da sơ sinh bằng sữa mẹ ngay tại nhà.
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung dưỡng chất cần thiết, người mẹ còn cần giữ một tâm lý thoải mái, bớt lo lắng khi nuôi con. Một tâm trạng tốt, vững vàng sẽ giúp nguồn sữa của mẹ chất lượng hơn, từ đó quá trình phục hồi của trẻ vàng da sơ sinh cũng nhanh chóng hơn.
Người mẹ nuôi trẻ vàng da sơ sinh có thể tới phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại các bệnh viện để được các chuyên gia dinh dưỡng khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tư vấn lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn mẫu, thực đơn cá thể hóa cho phù hợp.