Chế độ ăn cho người mắc hội chứng tăng thông khí

16-08-2024 16:35 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Tăng thông khí (Hyperventilation) là hiện tượng quá trình hít và thở của người bệnh bị mất cân bằng. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị cho người mắc hội chứng tăng thông khí.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người mắc hội chứng tăng thông khí

Ngoài việc sử dụng thuốc, sức đề kháng của người bệnh cũng là một yếu tố quan trọng để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này. Do đó, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, sớm hồi phục sức khỏe, phòng ngừa biến chứng của bệnh.

Bởi vậy, chế độ ăn uống rất quan trọng cho người bệnh mắc hội chứng tăng thông khí do thể trạng của người bệnh lúc này đang rất yếu nên cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người mắc hội chứng tăng thông khí

Chế độ ăn cho người mắc hội chứng tăng thông khí- Ảnh 1.

Trong trái cây và rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất để cơ thể nhanh hồi phục.

Sức đề kháng của người bệnh là một yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhanh hồi phục. Bởi vậy, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, sớm hồi phục sức khỏe, phòng ngừa biến chứng.

Do đó, các món thích hợp với bệnh nhân lúc này là các món lỏng, mềm, cháo vì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung các món ăn nhiều rau xanh để cơ thể được phục hồi nhanh nhất. Đặc biệt, người bệnh nên ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày kèm theo 2 bữa phụ. Bữa chính nên có đầy đủ tinh bột, chất xơ, protein, các vitamin và khoáng chất.

Thực phẩm giàu protein

Nhóm thực phẩm này cung cấp nhiều calo cho người bệnh và giúp phục hồi sức khỏe, bổ phổi, tăng sức co bóp của cơ giúp cho hô hấp. Người bệnh nên ăn các loại thịt nạc như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá hồi, trứng... Các thức ăn này giàu protein giúp bổ phổi, tăng co bóp của cơ rất tốt cho hô hấp để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên không ăn quá nhiều và tuyệt đối không được ăn thịt mỡ.

Các loại rau củ

Thường xuyên bổ sung các loại rau củ vào mỗi bữa ăn để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Trong trái cây và rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất để cơ thể nhanh hồi phục sau cuộc phẫu thuật. Điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của người bệnh. Người bệnh cần chọn các loại rau củ an toàn, không chất bảo quản và nguồn gốc rõ ràng để bảo đảm sức khỏe.

Thực phẩm giàu chất xơ như rau, các loại đậu khô, ngũ cốc nguyên hạt, gạo, ngũ cốc và trái cây tươi hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa nhờ tác dụng nhuận tràng tự nhiên của chúng giúp giảm tình trạng ăn vào khó thở.

Bổ sung nước

Nước là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Không chỉ giúp thanh lọc các chất độc trong cơ thể, nước còn giúp nhuận khí, thanh mát phổi. Ngoài nước lọc, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước hoa quả, rau củ.

Bên cạnh việc ăn uống các thức ăn hợp lý và tránh các thức ăn gây hại cho sức khỏe, bệnh nhân cần có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý giúp cải thiện sức khỏe tốt nhất. Thực hiện thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày với các bài tập hít thở đều đặn trong không khí trong lành giúp lá phổi khỏe mạnh hơn.

Ngoài cung cấp đủ chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như một tinh thần thoải mái, đặc biệt đối với những bệnh nhân vừa trải qua cơn tăng thông khí rất cần được bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể. Người bệnh cũng nên kết hợp với một số bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng hoặc yoga, thiền.

3. Gợi ý những món ăn cho người mắc hội chứng tăng thông khí

Người bệnh cần ưu tiên sử dụng đạm và chất béo. Nên dùng chất béo vì ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 máu, nó còn cung cấp năng lượng cao hơn. Các loại chất béo tốt cho người bệnh nên có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế chất béo có nguồn gốc từ gia cầm, động vật có vú, nội tạng động vật…

Chế độ ăn cho người mắc hội chứng tăng thông khí- Ảnh 2.

Người bệnh nên dùng chất béo có lợi vì ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 máu, nó còn cung cấp năng lượng cao hơn.

Nên ăn các thực phẩm giàu protein, chất lượng cao như: thịt gia cầm, thịt các loài động vật ăn cỏ, trứng. Đặc biệt, các loại cá có chứa nhiều chất béo như: cá thu, cá hồi, cá mòi… cũng là nguồn thực phẩm giàu protein có lợi cho sức khỏe.

Các loại thực phẩm chứa carbohydrate hỗn hợp như: khoai tây nguyên vỏ, đậu Hà Lan, hạt diêm mạch, lúa mạch, yến mạch và các loại đậu… đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn cho người bệnh. Đây là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng của hệ thống tiêu hóa, đồng thời giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ion kali có vai trò quan trọng đối với chức năng phổi. Việc thiếu hụt kali có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Do đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu kali như: các loại rau xanh lá đậm, bơ, măng tây, cà chua, củ dền, chuối, cam…

4. Người bệnh tăng thông khí nên tránh những thực phẩm nào?

Ngoài ra, người mắc hội chứng tăng thông khí nên hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều natri hoặc muối. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giữ nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp, tăng gánh nặng cho tim của người bệnh.

Chế độ ăn cho người mắc hội chứng tăng thông khí- Ảnh 3.

Người bệnh không hút thuốc là, thuốc lá điện tử và cần tránh xa khói thuốc.

Tránh xa thuốc lá và thuốc lá điện tử. Bởi, trong thuốc lá có chứa hàm lượng cao nicotin và các chất kích thích khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là phổi.

Các thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ hoặc chiên rán nhiều lần khi được người bệnh sử dụng khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Người thừa cân béo phì ảnh hưởng đến chức năng của phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp bởi vậy, lượng calo hấp thu cần ít hơn nhu cầu sử dụng, để cơ thể sử dụng năng lượng từ mô mỡ để giảm cân. Mức năng lượng cơ thể cần khoảng 20-25 kcal/kg/ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tập luyện và mục tiêu giảm cân.

Ngoài ra, người bệnh đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng: carbohydrate, lipid, protein, vitamin và chất xơ. Hạn chế: đường đơn, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, rượu bia. Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa.

Bài tập cho người mắc hội chứng tăng thông khíBài tập cho người mắc hội chứng tăng thông khí

SKĐS – Tăng thông khí (Hyperventilation) được hiểu là hiện tượng quá trình hít và thở của người bệnh bị mất cân bằng. Bởi vậy, người mắc hội chứng này ngoài hướng dẫn, điều trị của bác sĩ cần có những bài tập bổ trợ nhằm phục hồi chức năng hô hấp và ngăn ngừa tái phát.


BS CKII Lương Văn Phùng
Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An
Ý kiến của bạn