1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người mắc loạn dưỡng mỡ
Về bản chất, loạn dưỡng mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hoá chất béo, đặc biệt rối loạn phân bố chất béo trên cơ thể. Việc phân bố chất béo không đều có nguy cơ tích tụ chất béo đến các cơ quan, bộ phận như tim mạch, gan thận, dẫn đến các biến chứng về tim mạch, huyết áp và mỡ máu. Một số ít trường hợp gây ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não.
Ăn nhiều rau xanh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Vì vậy việc chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh loạn dưỡng mỡ cần đặc biệt chú ý. Bữa ăn của bệnh nhân loạn dưỡng mỡ cần lưu ý:
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo;
- Tăng các thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp như cá và dầu thực vật;
- Giảm lượng thịt đỏ trong các bữa ăn - sử dụng các thịt trắng như thịt gà, vịt...;
- Tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin trong mỗi bữa ăn bằng các loại rau củ quả;
- Uống nhiều nước để tăng quá trình bài tiết của cơ thể...
Ăn uống quá độ có thể làm bệnh đái tháo đường và tình trạng tăng lipid máu diễn biến nặng lên cũng như thúc đẩy nhanh tình trạng thoái hóa mỡ gan.
Để hạn chế tình trạng tăng triglycerid máu nặng, ở trẻ sơ sinh cần cho trẻ ăn chế độ sữa có chứa triglycerid và chế độ ăn chứa ít mỡ (low-fat diets) ở các trẻ lớn hơn.
2. Các dưỡng chất thiết yếu với người loạn dưỡng mỡ
2.1. Các thực phẩm người loạn dưỡng mỡ nên ăn
Các loại ngũ cốc tốt với người loạn dưỡng mỡ:
Không chỉ giàu chất xơ, loại thực phẩm này còn chứa ít chất béo, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu hằng ngày. Một số loại ngũ cốc còn cung cấp nguồn protein dồi dào như đậu tương, đậu nành... Ngoài ra, các loại ngũ cốc hằng ngày thường sử dụng như gạo, ngô, lúa mì cũng rất tốt.
Các loại rau quả
Giá đỗ, cải xanh, bí ngô, súp lơ... là các loại rau xanh rất tốt cho giảm lượng cholesterol trong máu, giúp cải thiện tình trạng loạn dưỡng mỡ; đồng thời cung cấp các vitamin đảm bảo cho cơ thể trao đổi chất được điều hoà, cung cấp chất khoáng thiết yếu cho cơ thể.
Không những thế, rau quả xanh còn giúp bổ sung vitamin E, làm tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể miễn dịch tốt hơn, tránh mắc các loại bệnh truyền nhiễm
Các loại cá
Các loại cá là thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng vì hàm lượng chất đạm cao, dễ tiêu hoá, ít chất béo; ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch, tiểu đường. Việc sử dụng cá thường xuyên đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.
Mỗi tuần nên sử dụng ít nhất 2-3 bữa cá, và không nên sử dụng dầu cá dạng chiên nướng vì có thể làm biến đổi chất thành không tốt cho sức khoẻ.
Các loại thịt trắng
Không chỉ cần rau củ quả hay các loại ngũ cốc, người loạn dưỡng mỡ cũng cần được bổ sung nhiều protein cho cơ thể. Đặc biệt các loại thịt trắng như gà, vịt,ngan là các loại được chuyên gia khuyên dùng. Trái ngược với các loại thịt đỏ - nội tạng động vật bị khuyên không nên dùng.
3. Gợi ý một số món ăn với người loạn dưỡng mỡ
3.1. Cá béo tốt cho người loạn dưỡng mỡ
Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi,… chứa nhiều omega-3 tốt cho người loạn dưỡng mỡ, giúp giảm tình trạng viêm và stress, ngừa sự gián đoạn lượng đường trong máu và kháng insulin. Đặc biệt, mỡ cá cũng chứa nhiều acid béo thiết yếu omega 3, vitamin A, acid arachidonic rất cần cho hệ thần kinh và sức khỏe, nên dùng 2-3 lần cá mỗi tuần.
3.2. Lòng trắng trứng
Trứng là loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, tuy nhiên tất cả những thành phần này đều tập trung ở phần lòng đỏ trứng. Lòng trắng trứng được chứng minh hoàn toàn không chứa chất béo. Lòng trắng trứng cũng chứa ít calo và là nguồn protein chất lượng cao, điều đó khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng để hạn chế lượng chất béo cũng như calo từ chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Người loạn dưỡng mỡ nên ăn lòng trắng trứng.
3.3. Đậu và các loại cây họ đậu
Đậu và các loại cây họ đậu bao gồm đậu Hà Lan hay đậu lăng chứa rất ít chất béo và đặc biệt không chứa cholesterol. Hơn nữa, trong thành phần các loại đậu này có chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin nhóm B và các loại khoáng chất thiết yếu như magie, sắt, kẽm...
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, món ăn chế biến từ đậu có thể giúp giảm huyết áp cũng như lượng cholesterol và lượng đường trong máu...
3.4. Khoai lang
Khoai lang là một loại củ ngon và bổ dưỡng. Khoai lang nấu chín chứa khoảng từ 18% đến 21% carbohydrate. Thành phần carbohydrate gồm tinh bột, đường và chất xơ. Khoai lang là một nguồn cung cấp giàu vitamin A (từ beta-carotene), vitamin C và kali. Chúng giàu chất chống oxy hóa có thể giúp làm chậm quá trình oxy hóa và giảm nguy cơ mắc loạn dưỡng mỡ.
Khoai lang là môt thực phẩm thay thế tinh bột xấu tuyệt vời có lợi cho người loạn dưỡng mỡ.
3.5. Ức gà
Ức gà thực phẩm rất giàu protein. Ức gà cũng rất dễ nấu và nấu được nhiều món có hương vị thơm ngon và dễ ăn.
Hàm lượng protein: 75% lượng calo. Một ức gà nướng không có da chứa 53 gram protein và chỉ có 284 calo.
3.6. Chuối
Chuối chứa khoảng 23% carbohydrate dưới dạng tinh bột hoặc đường. Chuối có nhiều kali, vitamin B6 và vitamin C. Chúng cũng chứa một số hợp chất có lợi từ thực vật.
Hàm lượng kali trong chuối có thể giúp hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Chuối chưa chín cũng chứa chất kháng tinh bột và pectin - chất xơ hòa tan trong chuối xanh có chức năng nuôi và giữ vi khuẩn tốt. Cả hai đều hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi.
3.7. Bưởi
Bưởi chứa khoảng 9% carbohydrate và có hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật. Ăn bưởi có thể giúp giảm cân và giảm nguy cơ kháng insulin. Hơn nữa, ăn bưởi có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận, giảm lượng cholesterol và ngừa ung thư ruột già ruột già.
3.8. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại rau lành mạnh cung cấp vitamin C, vitamin K, chất xơ và kali. Nó cũng cung cấp các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư. Bông cải xanh nó có hàm lượng protein cao hơn so với hầu hết các loại rau.
3.9. Tỏi
Người loạn dưỡng mỡ nên ăn tỏi, vì đây là một loại gia vị chế biến món ăn và làm thuốc; đồng thời các nghiên cứu cho thấy, tỏi giúp giảm huyết áp và giảm cholesterol LDL toàn phần. Sử dụng 3-6g tỏi (nửa tép hoặc 1 tép tỏi) mỗi ngày có thể giúp giảm mức cholesterol.
Người loạn dưỡng mỡ tuyệt đối tránh xa đồ chiên và thức ăn nhanh.(Ảnh minh họa)
4. Các thực phẩm người loạn dưỡng mỡ cần hạn chế:
- Ăn nhiều đồ xào nấu, dầu mỡ động vật;
- Hạn chế thịt đỏ cũng như ăn nội tạng động vật;
- Hạn chế ăn nhiều lòng đỏ trứng;
- Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa;
- Tuyệt đối tránh xa đồ chiên và thức ăn nhanh... vì đây là lượng thực phẩm có nhiều chất béo, không tốt cho cơ thể.
5. Một số lưu ý trong chế độ ăn của người loạn dưỡng mỡ
Ngoài chế độ ăn uống, những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của loạn dưỡng mỡ:
- Tập thể dục để giảm tình trạng đề kháng insulin;
- Không hút thuốc lá;
- Không uống rượu bia;
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya;
- Uống đủ nước, hạn chế các thức uống có cồn.
- Uống nhiều nước nhằm làm tăng lượng nước để đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể.