Chế độ ăn cho người bệnh ung thư âm đạo

28-10-2024 06:41 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bệnh ung thư nói chung và ung thư âm đạo nói riêng. Chế độ ăn đúng sẽ giúp người bệnh duy trì cân nặng, duy trì năng lượng để đáp ứng quá trình điều trị tốt hơn và phục hồi nhanh hơn.

5 dấu hiệu cảnh báo ung thư âm đạo5 dấu hiệu cảnh báo ung thư âm đạo

SKĐS - Âm đạo là ống cơ nối tử cung với bộ phận sinh dục ngoài. Ung thư âm đạo là bệnh ung thư hiếm gặp, hình thành trong các tế bào âm đạo của phụ nữ.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh ung âm đạo

Ung thư âm đạo là một loại ung thư hiếm gặp, hình thành trong các tế bào âm đạo của phụ nữ. Trong giai đoạn đầu, bệnh này thường không có bất kỳ triệu chứng gì đáng chú ý nên rất khó chẩn đoán.

Các triệu chứng của ung thư âm đạo bắt đầu xuất hiện khi bệnh tiến triển như: Chảy máu âm đạo bất thường, tiết dịch âm đạo, tiểu khó, tiểu lẫn máu, rối loạn tiêu hóa... Nguyên nhân ung thư âm đạo hiện chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến đó là do viêm nhiễm.

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư âm đạo- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Chia sẻ trên Báo SKĐS, BSCKI Hoàng Hường, chuyên Sản phụ khoa, hệ vi sinh vật âm đạo bị thay đổi bởi nhiều nguyên nhân. Chúng có thể thay đổi một cách tự nhiên trong thời gian hormone dao động như: tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh và mang thai.

Sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật âm đạo cũng có thể là kết quả của quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng kháng sinh, vệ sinh không đúng cách, dẫn đến ngứa, rát, âm đạo tiết dịch bất thường hoặc có mùi bất thường, đau khi quan hệ tình dục…

Nếu không vệ sinh và chăm sóc bộ phận này đúng cách, nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa là không thể tránh khỏi, lâu dần có thể biến chứng thành ung thư phụ khoa như ung thư tử cung, ung thư âm đạo…

Một nghiên cứu khác cho thấy, sự thiếu hụt vitamin, khoáng chất cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo. Tốt nhất bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Chế độ ăn uống đủ vitamin, khoáng chất và lợi khuẩn có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp âm đạo khỏe mạnh, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa và ung thư.

2. Các dưỡng chất cần thiết cho người bị ung thư âm đạo

2.1 Thực phẩm giàu probiotic

Probiotic là các vi sinh vật sống có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ hỗ trợ tiêu hóa đến cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể. Probiotic cũng đã được chứng minh cải thiện sức khỏe âm đạo.

Nguyên nhân do âm đạo chứa một loạt vi sinh vật, bao gồm cả những vi khuẩn hữu ích như lactobacillus. Lactobacillus bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật khác có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo như viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng nấm men.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung thực phẩm có chứa lactobacillus có thể làm tăng lượng lactobacillus trong âm đạo, đồng thời có thể làm giảm mức độ vi khuẩn có hại trong âm đạo.

Probiotic có chứa lactobacillus có thể được tìm thấy trong thực phẩm lên men như: Sữa chua, dưa cải bắp, kim chi, misô, tempeh…

2.2 Thực phẩm chứa vitamin D

Vitamin D được đánh giá có thể giúp cân bằng độ pH trong âm đạo, làm giảm tình trạng khô âm đạo đồng thời cải thiện sự phát triển đa dạng của các tế bào ở lớp lót bên trong âm đạo ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

Vitamin D chủ yếu được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá mòi; trứng; sữa, phô mai…

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư âm đạo- Ảnh 3.

                                Ảnh minh họa

2.3 Thực phẩm giàu chất xơ

Ăn thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi như lactobacillus trong âm đạo và kiểm soát vi khuẩn có hại.

Nguồn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Rau và trái cây; ngũ cốc nguyên hạt; các loại đậu; các loại hạt…

2.4 Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Viêm âm đạo do vi khuẩn là bệnh phụ khoa phổ biến, ảnh hưởng đến rất nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này thường xảy ra khi có sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo.

Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao giải phóng glucose nhanh chóng, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giải phóng glucose chậm, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định và có thể giúp ngăn ngừa viêm âm đạo do vi khuẩn.

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt; các loại đậu; các loại rau không chứa tinh bột; các loại trái cây như táo, cam, bưởi; sữa chua nguyên chất…

3. Những thực phẩm người bệnh ung thư âm đạo nên hạn chế

3.1 Tránh ăn đồ cay nóng

Thực phẩm cay nóng sẽ làm các chất độc tích tụ lại trong cơ quan nội tạng nhiều hơn, làm cho nước tiểu trở nên sẫm màu, hậu môn đau rát và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh viêm âm đạo có cơ hội phát triển triển làm bệnh trở nên trầm trọng và khó chữa khỏi hơn. Những thực phẩm cay nóng bạn không nên ăn như: ớt, gừng, hạt tiêu…

3.2 Tránh thức ăn ngọt, nhiều dầu mỡ

Đối với những chị em mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo, khi ăn những thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như: kẹo, socola, bánh kem… hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ: bơ, mỡ động vật, thịt lợn… sẽ khiến nhiệt độ ở bộ phận sinh dục tăng lên làm lượng bài tiết của âm đạo cũng tăng nhanh ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.

3.3 Tránh ăn nhiều hải sản

Những loại hản sản như: cua, tôm, bạch tuộc, cá biển… cũng có thể làm ẩm, làm nóng vùng âm đạo, khiến vùng âm hộ ngày càng ngứa ngáy, khó chịu và các loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện phát triển nhanh hơn.

4. Một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư âm đạo

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư âm đạo- Ảnh 4.

                                   Ảnh minh hoạ.

4.1 Tạo cảm giác ngon miệng

Mất cảm giác ngon miệng là một trong những tác dụng phụ phổ biến khi điều trị ung thư. Ăn đủ lượng calo có thể khá khó khăn khi giảm cảm giác thèm ăn. Điều này dẫn đến mệt mỏi, suy nhược và mất khả năng thực hiện các hoạt động thông thường của người bệnh.

Thông thường, một lượng nhỏ thức ăn có thể mang lại cảm giác no, hạn chế khả năng ăn đủ bữa. Trong thời gian này, điều quan trọng là phải chú ý, cố gắng ăn từng chút một.

4.2 Ăn nhẹ thường xuyên

Ăn một lượng nhỏ thường xuyên hơn cũng có thể giúp ích. Cố gắng để đồ ăn nhẹ ở nơi dễ nhìn thấy và trong tầm tay. Tối ưu hóa việc sử dụng các loại thực phẩm tiện lợi, ít cần chuẩn bị.

4.3 Ăn uống đầy đủ khi xạ trị

Ở giai đoạn xạ trị, người bệnh nên ưu tiên thực phẩm ẩm, dễ nhai và nuốt. Đối với một số cá nhân, việc tiêu thụ lượng calo và protein ở dạng lỏng như sữa lắc hoặc đồ uống giàu protein thương mại hoặc "thức uống bổ dưỡng" sẽ dễ dàng hơn.

Một số thực phẩm giàu calo, giàu protein và dễ nhai, dễ nuốt bao gồm: cháo thịt, súp, phô mai, trứng, sữa chua, bánh pudding, thịt mềm, đậu phụ, sữa trứng, sữa nguyên kem, thịt hầm, mì ống với sốt kem, súp kem…

6 yếu tố thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo6 yếu tố thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo

SKĐS - Bất kỳ vấn đề sức khỏe âm đạo nào cũng có thể dẫn đến căng thẳng hoặc các trở ngại về mối quan hệ cặp đôi và có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ.

Cách đơn giản giúp chị em phòng bệnh nấm âm đạoCách đơn giản giúp chị em phòng bệnh nấm âm đạo

SKĐS - Ước tính có khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Có nhiều nguyên nhân gây nấm âm đạo, trong đó hệ miễn dịch suy yếu là một yếu tố nguy cơ cần lưu ý.

Ra máu âm đạo kéo dài, người phụ nữ Quảng Ninh phát hiện có khối u hiếm gặpRa máu âm đạo kéo dài, người phụ nữ Quảng Ninh phát hiện có khối u hiếm gặp

SKĐS - Ra máu âm đạo kéo dài 2 tháng, người phụ nữ (35 tuổi) được phát hiện mắc khối u hiếm gặp và được các bác sĩ TTYT Vân Đồn phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần cứu sống.


M.H (th)
Ý kiến của bạn