Hà Nội

Chế độ ăn cho người bệnh tứ chứng Fallot

27-09-2024 12:15 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Đối với người mắc bệnh tứ chứng Fallot, việc có một chế độ ăn uống phù hợp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh tứ chứng Fallot

Chế độ ăn cho người bệnh tứ chứng Fallot:

  • Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp, sinh ra đã mắc bệnh. Đối với người mắc bệnh này, thói quen lành mạnh rất quan trọng trong quá trình điều trị.
  • Dinh dưỡng, tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý là nền tảng của một cuộc sống khỏe mạnh.
  • Các chế độ ăn uống không lành mạnh như dùng quá nhiều muối natri, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, chứa các chất béo không lành mạnh dễ dẫn đến tình trạng viêm gây ra sự phát triển của xơ vữa động mạch.
  • Một khi bệnh tim hình thành do các tình trạng mắc phải hoặc bẩm sinh, dinh dưỡng trở nên tối quan trọng.
  • Các rối loạn dinh dưỡng, như béo phì, chứng gầy mòn hoặc teo cơ hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng, rất phổ biến ở bệnh nhân tim.
  • Tình trạng suy dinh dưỡng có liên quan độc lập với việc tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch.
Chế độ ăn cho người bệnh tứ chứng Fallot- Ảnh 1.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị người bệnh tứ chứng Fallot.

2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh tứ chứng Fallot

Dưỡng chất thiếu yếu cho người bệnh tứ chứng Fallot gồm:

  • Nghiên cứu trên một nhóm nhỏ bệnh nhân cho thấy, bổ sung sắt ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tím (ví dụ tứ chứng Fallot) có thiếu sắt là an toàn. Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống khả năng vận động, bất kể mức hemoglobin ban đầu.
  • Thiếu sắt được định nghĩa là ferritin huyết thanh <30 μg/L hoặc ferritin huyết thanh <50 μg/L và độ bão hòa transferrin <15%.
  • Coenzyme Q được biết là có hoạt tính chống oxy hóa và sự thiếu hụt của nó có liên quan đến chức năng tim kém hơn ở bệnh nhân suy tim.
  • Thiếu hụt thiamine (vitamin B1) nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh cơ tim và tình trạng thiếu hụt khác ở bệnh nhân suy tim.
Chế độ ăn cho người bệnh tứ chứng Fallot- Ảnh 2.

Bổ sung vitamin góp phần quan trọng trong điều trị tứ chứng Fallot.

  • Các thử nghiệm nhỏ cho thấy việc bổ sung thiamine có thể cải thiện phân suất tống máu và các triệu chứng suy tim.
  • L-carnitine là một cofactor chính cho quá trình sản xuất năng lượng cơ tim và cần thiết để giảm sự tích tụ bệnh lý của các axit béo chuỗi dài xảy ra ở bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
  • Các thử nghiệm nhỏ cho thấy rằng việc sử dụng L-carnitine trong bối cảnh nhồi máu cơ tim mang lại hiệu quả chống loạn nhịp và làm giảm thể tích tâm thất.
  • Bổ sung axit béo không bão hòa đa thông qua các nguồn thực phẩm như dầu ô liu nguyên chất, cá và các loại hạt được chứng minh là có thể cải thiện kết quả tim mạch trong chế độ ăn Địa Trung Hải.
  • Bổ sung magie hoặc các khoáng chất thường bị thiếu khác ở bệnh suy tim, chẳng hạn như kẽm, canxi và folate, cũng không cải thiện được kết quả về tim mạch.
  • Các thử nghiệm bổ sung vitamin B6, B12 và vitamin C không cho thấy bất kỳ tác dụng có lợi nào.
  • Bổ sung vitamin D có thể có tác dụng có hại vì gây giảm khoảng cách di chuyển khi thử nghiệm đi bộ 6 phút và làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy tim...

3. Gợi ý món ăn cho người bệnh tứ chứng Fallot

Chế độ ăn Địa Trung Hải và chế độ ăn DASH là những chế độ ăn được nghiên cứu thường xuyên nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như sử dụng ở những người đã mắc bệnh.

Chế độ ăn cho người bệnh tứ chứng Fallot- Ảnh 3.

Người bệnh tứ chứng Fallot cần thường xuyên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Chế độ ăn có thể áp dụng cho người bệnh tứ chứng Fallot gồm:

  • Chế độ ăn Địa Trung Hải: Dựa trên chế độ ăn uống hàng ngày gồm rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và đậu. Protein có nguồn gốc động vật được khuyến nghị một lần một ngày, chủ yếu là cá và hải sản, cũng như trứng và các sản phẩm từ sữa; khuyến nghị tiêu thụ ít thịt đỏ.
  • Chế độ ăn Địa Trung Hải nhấn mạnh vào việc tiêu thụ axit béo không bão hòa, dầu ô liu là nguồn chất béo chính trong chế độ ăn.
  • Chế độ ăn DASH cũng dựa trên trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, khuyến nghị tăng lượng cá và thịt trắng, và giảm lượng các sản phẩm từ sữa ít béo. Cũng khuyến nghị giảm lượng thịt đỏ và đồ ngọt.
  • Chế độ ăn DASH hạn chế lượng natri, axit béo bão hòa và tổng lượng chất béo nạp vào.
Tứ chứng Fallot: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnhTứ chứng Fallot: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

SKĐS - Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp (sinh ra đã mắc bệnh). Tứ chứng Fallot xảy ra khi tim của em bé không hình thành bình thường trong bụng mẹ, đây có thể là kết quả của sự biến đổi gen hoặc nhiễm sắc thể.


ThS.BS. Lê Nguyễn Viết Nho
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế
Ý kiến của bạn