1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh thương hàn
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng:
- Đối với người bệnh thương hàn, yêu cầu dinh dưỡng rất quan trọng vì không dùng đúng chế độ ăn dễ đưa đến biến chứng thủng ruột. Người bệnh thương hàn cần có chế độ ăn mềm, khẩu phần ăn nhẹ, mềm, dễ tiêu.
- Thương hàn tiêu hao tất cả năng lượng và làm giảm sự thèm ăn, do đó người bệnh phải ăn nhiều hơn trong thời gian bị bệnh để cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết.
- Thực phẩm bạn ăn yêu cầu phải có chất dinh dưỡng cao.
- Khi bị thương hàn, cơ thể sẽ mất nước nhiều hơn, mồ hôi và nôn mửa sẽ làm tăng tốc độ mất nước của cơ thể. Lúc này, cơ thể cần nhiều nước để có thể cung cấp nhiều năng lượng khi hoạt động.
- Người bệnh thương hàn cần uống nhiều chất lỏng hơn để làm ấm cơ thể, đồng thời duy trì sự cân bằng điện giải. Trong trường hợp mất nước nặng có thể phải nhập viện để được tiêm tĩnh mạch.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh thương hàn
Chế độ ăn giàu protein và carbohydrate đối với người bệnh thương hàn:
- Khi bị bệnh, người bệnh thường chán ăn, do đó mức năng lượng thấp, không đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Người bệnh cần phải bổ sung protein và carbohydrate trong chế độ ăn uống.
- Các protein tăng khối lượng cơ thì carbohydrate sẽ cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết.
Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa:
- Thương hàn làm toàn bộ cơ thể suy yếu, đặc biệt là hệ thống tiêu hóa. Hãy chuẩn bị thức ăn mềm để dễ tiêu hóa và phân hủy.
- Người bệnh có thể ăn cháo, súp rau, sữa trứng, khoai tây nướng và khoai tây nghiền, trứng luộc…
- Nên tránh ăn ớt và cải bắp vì chúng sẽ gây ra đầy hơi khiến bạn khó chịu và cảm thấy no ngay cả khi không ăn.
Không ăn thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan:
- Chất xơ không hòa tan rất khó để tiêu hoá, vì vậy bạn không nên ăn chúng hoặc ăn càng ít càng tốt. Khi bị thương hàn nó rất khó tiêu hóa và có thể gây kích ứng ở đường ruột.
- Các thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan là táo, bơ, ngũ cốc, bánh mì nguyên cám, đậu lăng…
Không ăn đồ ăn cay, béo:
- Ăn các loại thực phẩm này sẽ làm chậm hoặc cản trở quá trình tiêu hoá.
- Đồ ăn cay, nhiều chất béo không hẳn không tốt, nhưng khi bị thương hàn, nên hạn chế ăn những thức ăn này ít nhất 2 tuần sau khi phục hồi.
Bổ sung nhiều vitamin:
- Vitamin cải thiện chức năng cơ thể tổng thể và giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
- Vitamin có trong nhiều loại trái cây và rau củ như cam, cà rốt và khoai tây.
- Ngoài ra, phải hoàn toàn tránh những nơi có vệ sinh kém, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Nếu có triệu chứng thương hàn cần đến ngay các cơ sở y tế, đừng đợi đến khi các triệu chứng phát triển nặng hơn.
3. Gợi ý những món ăn cho người bệnh thương hàn
Người bệnh thương hàn nên ăn:
- Người bị bệnh thương hàn có hệ tiêu hóa là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do đó, nên lựa chọn có nhiệt lượng cao, thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt dễ tiêu hóa.
- Những loại thực phẩm được lựa chọn phải đảm bảo đủ hợp chất cacbon, protein và vitamin, mục đích đảm bảo cung cấp đầy đủ chất bổ sung cho tiêu hóa khi bệnh thương hàn xảy ra ở thời kỳ sốt cũng như lúc phục hồi sức khỏe.
- Khi sốt, người bệnh nên ăn nhẹ, chia làm nhiều bữa. Các món mềm, loãng được ưu tiên: cháo loãng, sữa bò, nước cơm,… Thời kỳ bệnh nhân phục hồi, việc ăn uống càng phải được chú ý đặc biệt.
- Sau khi hết một tuần, thức ăn có thể ở dạng mềm, ít bã. Đặc biệt, thức ăn phải kiêng món có bã cứng khó tiêu hóa để tránh trường hợp gây chảy máu đường ruột, thủng ruột.
- Protein tồn tại nhiều trong sữa bò, thịt gà, bò, thỏ, trứng gia cầm,…Muối khoáng , vitamin tồn tại nhiều trong rau xanh, hoa quả, tuy nhiên thức ăn phải nghiền nát.
Người mắc bệnh thương hàn không nên ăn:
- Người bị bệnh thương hàn có hệ tiêu hóa đặc biệt bị tổn thương, do đó việc ăn, uống cần phải được chú ý.
- Cần tránh món cứng, nhiều bã, xơ tránh thức ăn cọ xát vào thành ruột, gây chảy máu, thủng ruột. Thức ăn chứa nhiều xơ, cứng như giá đậu, bánh nướng, rau hẹ…
- Cần tránh gia vị có chất kích thích như ớt, rượu, hạt tiêu. Chúng có thể gây ra tình trạng xung huyết niêm mạc dạ dày, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không nên sử dụng nước có gas, món sinh hơi (tránh cho bụng đầy hơi) như khoai tây, khoai lang.