1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng phổ biến khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày.
Thiếu máu do cơ thể của chúng ta không đủ các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Bởi vậy chế độ ăn rất quan trọng để bổ sung máu cho bệnh nhân.
Thiếu máu do thiếu sắt có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Ăn một số loại rau xanh, lá sẫm màu, hải sản, đậu, quả hạch và hạt có thể giúp một người tăng cường lượng sắt trong cơ thể.
Ngoài ra, bổ sung sắt có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người không nhận đủ sắt từ chế độ ăn. Tuy nhiên, cần phải có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ bởi nếu không sẽ gây nên các vấn đề y tế như ngộ độc sắt.
2. Các dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể người thiếu máu
Thực phẩm bổ máu không chỉ giúp ngăn ngừa mà còn giúp điều trị tình trạng thiếu máu vô cùng hiệu quả.
Thực phẩm giàu sắt
Các thực phẩm có chứa sắt là những thực phẩm tốt để bổ sung máu. Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hồng cầu – một loại tế bào chuyên chở oxy đi nuôi khắp cơ thể. Chính vì thế, thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh thiếu máu. Người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày để gia tăng trữ lượng sắt trong cơ thể.
Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: Thịt đỏ, các loại hải sản, rau củ, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa, gồm có sữa, phô mai, sữa chua và bơ động vật...
Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Theo nghiên cứu, nồng độ vitamin B12 thấp làm giảm quá trình sản xuất hồng cầu, đồng thời ngăn cho tế bào hồng cầu phát triển bình thường.
Vitamin B12 có thể giúp bạn ngăn ngừa được căn bệnh thiếu máu này – một tình trạng rối loạn thường khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược.
Một số thực phẩm giàu vitamin B12 thường gặp là gan động vật (gan bò, gan ngỗng, gan cá tuyết…), cá biển, sữa, sữa chua, phô mai, bơ, thịt đỏ và ngũ cốc nguyên cám.
Thực phẩm giàu folate
Folate (acid folic) – hay còn gọi là vitamin B9 – là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành tế bào máu nói riêng và sự phát triển các tế bào nói chung. Vì thế, thiếu folate làm sụt giảm mật độ hồng cầu, gây ra bệnh thiếu máu do thiếu folate. Khi thiếu folate, các tế bào hồng cầu thường có kích thước lớn bất thường, khiến chúng dễ bị tắc nghẽn ở tủy xương, khó lưu thông để cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể và gây ra bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (MA).
Cơ thể bạn không thể lưu trữ folate với số lượng lớn. Vì vậy, cần liên tục ăn các loại thực phẩm giàu axit folic hàng ngày để duy trì hàm lượng chuẩn của vi chất này trong máu.
Các loại thực phẩm giàu folate có thể kể đến như:
- Rau có màu xanh đậm gồm: xà lách xoong, cải ngọt, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, cải bó xôi, rau răm, rau ngót, cải chíp…
- Trái cây gồm: cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, dâu tằm, dứa, chuối, xoài, lê, táo, nho…
- Đậu và hạt gồm: đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan…
- Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc gồm: bánh mì, gạo lứt, mì ống, mì trứng, bột mì, các loại sữa từ đậu và bột ngũ cốc,…
Thực phẩm giàu protein
Protein có vai trò là thành phần cấu tạo nên khung tế bào, tham gia vào các phản ứng sinh học bên trong tế bào. Protein có mặt cả trong chất nền ngoại bào cũng như trong nhân tế bào, giúp duy trì và phát triển mô. Nhờ đó, protein là dưỡng chất quan trọng định hình và duy trì hoạt động của tế bào máu.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nam và nữ trưởng thành cần phải bổ sung trung bình 1.13g protein/ kg cơ thể/ ngày để duy trì một sức khỏe tối ưu. Để làm được điều này, bạn cần cân nhắc đưa vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu protein sau:
- Thịt động vật: Đây là các nguồn protein động vật chứa nhiều protein cần thiết cho cơ thể.
- Trứng gồm: trứng gà, trứng vịt, trứng cút, trứng cá hồi,… là một trong những nguồn protein chất lượng cao, có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau và được cơ thể hấp thụ rất nhanh;
- Sữa và sản phẩm từ sữa gồm: phô mai, sữa bò, sữa đặc, sữa whey protein... có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn protein hấp thu nhanh mà không cần gan dạ dày phải làm việc quá nhiều.
- Các loại đậu gồm: đậu nành, đậu lăng, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu Tây, đậu đen… là những nguồn thực phẩm chứa protein thực vật phong phú.
- Các loại hạt: Hạt vừng, hạt cây gai dầu, hạt bí, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt lanh, hạt điều, hạt chia, hạt quinoa,… đều là những loại hạt có chứa nhiều protein cũng như cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và chất xơ.
- Các loại rau củ gồm: cải bó xôi, bắp, rau mầm, khoai lang, bông cải xanh, măng tây, cải xoăn, nấm hàu, nấm kim châm, nấm đông cô… đều là những loại thực vật giàu protein.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin không đóng góp trực tiếp trong cấu tạo hay sự phát triển tế bào máu. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C giúp hỗ trợ cơ thể bạn hấp thụ sắt hiệu quả hơn, từ đó sản xuất ra nhiều hồng cầu hơn. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần tiêu thụ 100 mg vitamin C mỗi ngày là bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể lên 67%.
Những nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất bao gồm các loại rau củ quả như: ổi, ớt chuông, cam, chanh, quýt, cà chua, dưa lưới, kiwi, dâu tây và những loại rau như bông cải xanh, bắp cải đỏ, cải bó xôi,…
Thực phẩm giàu đồng
Đồng là thành phần cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Đồng giúp tạo ra một enzym mang tên laccase – một loại enzym có khả năng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng sắt hiệu quả hơn. Nhờ đó, đồng gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái tạo máu. Thiếu đồng, cơ thể sẽ tăng nguy cơ bị mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là chất xúc tác cho nhiều enzym cần thiết trong quá trình hình thành hồng cầu. Do vậy, một chế độ ăn thiếu kẽm sẽ làm suy giảm khả năng tái tạo hồng cầu khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ kẽm với các loại thực phẩm giàu kẽm như nấm, thịt đỏ, hải sản, sữa, trứng, các loại đậu và các loại hạt.
Thực phẩm giàu vitamin A
Cũng giống như kẽm, vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hàng ngày để ngăn ngừa thiếu máu như gan động vật, cà rốt, bơ thực vật, khoai lang, bí đỏ, ớt đỏ, dưa lưới, bưởi, cải bó xôi, cải xoăn, lòng đỏ trứng…
Để ngăn ngừa thiếu máu thì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ dưỡng chất cũng là điều vô cùng cần thiết. Thực phẩm bổ máu, ngăn thiếu máu tốt nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt, axit folic và vitamin C, giúp tăng cường sản sinh hồng cầu và hemoglobin trong máu.
3. Gợi ý những món ăn cho người bệnh thiếu máu
Món dành cho người bị thiếu máu cần đáp ứng các tiêu chí về dinh dưỡng, góp phần thúc đẩy quá trình sản sinh máu, như:
Gan heo nấu với táo đỏ:
- Bạn có thể ăn món gan heo nấu táo đỏ nếu đang suy nghĩ bị thiếu máu nên ăn gì. Đây là món ăn bổ máu, thơm ngon, hỗ trợ cải thiện chứng tiêu chảy, lạnh bụng.
Canh gà cà rốt:
- Cà rốt chứa nhiều dưỡng chất hữu ích, vitamin A, B, C… trong thành phần. Kết hợp cà rốt với thịt gà góp phần làm gia tăng lượng hồng cầu trong máu. Món canh gà cà rốt cũng rất dễ thực hiện, có hương vị thơm ngon.
Thịt bò hấp hoặc xào:
- Thịt bò chứa hàm lượng khoáng chất sắt dồi dào. Món thịt bò hấp/xào là sự lựa chọn phù hợp cho những ai đang thắc mắc thiếu máu ăn gì tốt.
Trứng cuộn tôm:
- Tôm và trứng đều là các thực phẩm bổ dưỡng. Món trứng cuộn tôm cung cấp những dưỡng chất hữu ích cho người đang bị suy nhược cơ thể, thiếu máu.
Sò huyết sốt chua ngọt:
- Theo y học cổ truyền, sò huyết mang đến công dụng kiện vị, bổ huyết, có lợi cho người bị thiếu máu. Nếu bạn đang băn khoăn người thiếu máu nên ăn gì thì có thể dùng món sò huyết sốt chua ngọt thơm ngon.
Cua hấp:
- Theo Đông y, cua biển mang đến công dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc… rất phù hợp để người bị thiếu máu dùng. Hấp là cách chế biến giúp giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng từ cua.
Cháo đậu đỏ:
- Cháo đậu đỏ là món ăn ngon, thanh đạm, phù hợp với những ai chưa biết bị thiếu máu nên ăn gì. Hàm lượng sắt, vitamin trong đậu đỏ rất hữu ích cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, đậu đỏ mang đến tác dụng hoạt huyết, bổ tỳ, phù hợp với người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu.
Một số món ăn khác:
Người đang bị thiếu máu có thể dùng thêm một số món ăn khác, ví dụ như canh thịt nạc rau dền, canh nghêu nấu với bầu, canh gà hầm nấm đông cô, canh gan gà lá giang, canh gà tiêu xanh bí đao, canh củ cải trắng sườn non, cháo gan heo nấu đậu xanh…
Các thực phẩm cần tránh
Các loại thực phẩm sau đây có thể cản trở sự hấp thụ sắt:
- Trà và cà phê.
- Sữa và một số sản phẩm từ sữa.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Thực phẩm có chứa hợp chất tannin, chẳng hạn như: nho, ngô và lúa miến...
- Thực phẩm có hàm lượng gluten phong phú, chẳng hạn như mì ống và các sản phẩm khác được làm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen hoặc yến mạch.
- Thực phẩm có chứa các hợp chất phytat hoặc axit phytic, chẳng hạn như gạo lứt và các sản phẩm lúa mì nguyên hạt.
- Thực phẩm có chứa các hợp chất axit oxalic, chẳng hạn như đậu phộng, mùi tây và sô cô la.